Nhìn người là một môn nghệ thuật, từ xưa đến nay những trường hợp nhờ nhìn nhận đúng người mà thành công nhiều vô số kể. Tuy nhiên cũng có trường hợp vì nhìn sai người mà nhận phải hậu quả thê thảm.
Tôn Tẫn bởi vì không hiểu Bàng Quyên, nên mới bị chặt đứt đầu gối; Hàn Phi vì không hiểu Lý Tư, để rồi bị chết thảm trong ngục.
Qua rất nhiều giáo huấn lịch sử, cổ nhân đã tổng kết ra rất nhiều phương pháp đọc tâm nhân, nhìn thấu người khác, và cho đến hôm vẫn vô cùng hữu dụng.
Lã Bất Vi (292 - 235 TCN)
“Hỉ chi dĩ nghiệm kỳ thủ
Cụ chi dĩ nghiệm kỳ trì”.
Khi đối phương trong trạng thái vui vẻ, mới có thế thấy được khả năng tiết chế của họ, hành vi của họ có kiên chính hay không, họ có quá đắc ý mà không giữ được thái độ đúng mực hay không.
Khi đối phương trong hoàn cảnh sợ hãi, mới biết đối mặt với khó khăn họ có thể kiên trì đến cùng không, họ có đủ dũng cảm gánh vác trách nhiệm hay không, có phải là anh hùng hay không thì trong lúc này mới thấy rõ.
Gia Cát Lượng (Thục Hán)
“Vấn chi dĩ thị phi nhi quan kỳ chí”.
Tức là muốn xem một người có đáng tin hay không, hãy xem trong những vấn đề trái phải rõ ràng thì lập trường chí hướng của họ như thế nào.
Nếu họ tỏ thái độ mơ hồ ba phải thì nhất định là không đáng tin, bởi loại người này chính là bẻ lái theo chiều gió, không có chính kiến.
Tư Mã Quang (1019 - 1086)
“Phàm thủ nhân chi thuật, cẩu bất đắc thánh nhân, quân tử nhi dữ chi, dữ kỳ đắc tiểu nhân, bất nhược đắc ngu nhân”.
Phương pháp chọn lựa nhân tài, nếu tìm không được thánh nhân hay quân tử để ủy thác, thì thà chọn người ngốc còn hơn là giao cho tiểu nhân.
Bởi vì quân tử có tài thì sẽ hành thiện khắp nơi; tiểu nhân có tài, thì không việc ác nào không dám làm; người ngốc có muốn cũng không có đủ trí tuệ, không có bản sự, có muốn làm cũng không thành, họ là người vô hại.
Khương Tử Nha (TK XII TCN)
“Cáo chi dĩ nan, dĩ quan kỳ dũng
Túy chi dĩ tửu, dĩ quan kỳ thái”.
Cho đối phương giải quyết một vấn đề hóc búa, thì có thể thấy rõ được năng lực và dũng khí của họ. Muốn biết đối phương có thể làm chủ được mình không thì hãy quan sát khi họ say rượu.
Tăng Quốc Phiên (1811 - 1872)
“Tà chính khán nhãn tị
Nhược yếu khán điều lý, toàn tại ngữ ngôn trung”.
Trung và gian chính là hai phương chủ yếu trong cách nhìn người của cổ nhân. Nếu đến người tốt, xấu cũng không thể phân biệt, thì nói gì đến dùng người, vì thế câu đầu tiên trong khẩu quyết nhìn người của Tăng Quốc Phiên là “Tà chính khán nhãn tị” tức là muốn biết tà hay chính thì hãy nhìn mắt và mũi, theo Tăng Quốc Phiên mắt vẹo mũi cong thì chính là tâm thuật bất chính.
Theo: Mạng Thư Viện.
Có rất nhiều dấu hiệu cho thấy bạn sẽ không bao giờ trở thành người giàu có. Điều này được biểu hiện qua cách bạn chi tiêu, tiết kiệm hay lập kế hoạch tài chính. Trái với suy nghĩ của số đông rằng mọi người đều có cơ hội ngang nhau để trở nên giàu có, một số người sẽ khó giàu hơn những người khác. Sau đây là 10 dấu hiệu dễ thấy nhất cho thấy bạn sẽ không có nhiều khả năng trở nên giàu có.
1. Chỉ làm chăm chỉ, chưa làm thông minh
Ở trường học chúng ta được dạy nếu chăm chỉ, chúng ta sẽ thành công. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia tư vấn tài chính cho rằng đó chỉ là một nửa câu chuyện.
"Nếu bạn chỉ làm việc chăm chỉ, bạn sẽ không bao giờ trở nên giàu có", Eric Edelman, một chuyên gia tài chính hàng đầu cho hay. Ông cho rằng làm việc chăm chỉ đến mấy cũng chưa là điều kiện đủ để có thể giàu.
Theo Edelman, để sung túc trong tương lai, con người phải làm việc vừa chăm chỉ vừa thông minh. Một cách làm việc thông minh mà chuyên gia này gợi ý là đầu tư số tiền bạn kiếm được từ làm việc chăm chỉ vào thị trường chứng khoán hay các quỹ ủy thác để tiền lại sinh ra tiền.
2. Quá tập trung vào gia tăng tiết kiệm thay vì gia tăng thu nhập
Bạn cần tăng cả thu nhập của mình thay vì chỉ tăng khoản tiết kiệm. Tiết kiệm là yếu tố quan trọng để làm giàu, tuy nhiên đừng để tiết kiệm đánh lạc hướng bạn khỏi mục tiêu lớn nhất là tăng thu nhập, điều mà người giàu có luôn hướng đến.
Các chuyên gia cho rằng phần đông mọi người quá tập trung vào việc săn phiếu giảm giá hay sống quá chi li khiến họ lỡ mất nhiều cơ hội gia tăng thu nhập.
Điều cần làm không phải là từ bỏ việc tiết kiệm mà hãy bắt đầu suy nghĩ theo cách của người giàu, "đừng lo về việc hết tiền, hãy tập trung lo việc làm ra nhiều tiền hơn", một chuyên gia tài chính cho hay.
Rất nhiều tỷ phú chia sẻ họ xây dựng nhiều nguồn thu nhập bên cạnh việc tiết kiệm một cách thông minh.
3. Mua những thứ bản thân không đủ khả năng chi trả
Nếu "vung tay quá trán", bạn sẽ không bao giờ giàu. Dù bạn bắt đầu có thu nhập tốt hay vừa được tăng lương, đừng lấy đó làm lý do để nâng mức chi tiêu của bản thân.
"Tôi chỉ mua đồng hồ hạng sang hay siêu xe khi doanh nghiệp và các khoản đầu tư của tôi bắt đầu tạo nhiều nguồn thu nhập ổn định", Grant Cardone, một triệu phú tự thân chia sẻ. "Khi mới trở thành tỷ phú, tôi vẫn lại một chiếc Camry".
4. Hài lòng với một mức lương ổn định
Đa số mọi người đều chọn những công việc trả lương theo thời gian (theo ngày, giờ làm việc), trong khi người giàu chọn những công việc trả lương theo kết quả.
"Không phải người giàu không bao giờ làm việc nhận lương theo giờ, tuy nhiên theo phần lớn người giàu, đây là cách thăng tiến an toàn nhưng chậm chạp. Họ ưu tiên tự lập doanh nghiệp bởi đây là cách nhanh nhất để làm giàu".
Trong khi những người giàu nhất tiếp tục mở doanh nghiệp và tích lũy tài sản, đại đa số mọi người vẫn muốn có một công việc và mức lương ổn định, có tăng lương hàng năm.
5. Vẫn chưa bắt đầu đầu tư
Một trong những cách hiệu quả nhất để kiếm thêm tiền là đầu tư và nên làm càng sớm càng tốt. Trung bình người giàu dành 20% thu nhập mỗi năm để đầu tư. Bạn không cần phải là chuyên gia tài chính, hay là người có thu nhập "khủng" mới có thể đầu tư sinh lời.
6. Theo đuổi giấc mơ của người khác, không phải của mình
Nếu bạn muốn thành công, hãy yêu việc mình làm, đồng nghĩa với việc hãy theo đuổi đam mê. Theo nghiên cứu, rất nhiều người mắc sai lầm khi theo đuổi công việc không phù hợp với mình vì thấy người khác thành công trong công việc đó.
"Bạn sẽ chỉ kiếm sống qua ngày vì không có đủ đam mê để thành công", Thomas Corley viết trong cuốn Thay thói quen, đổi cuộc đời.
7. Không bảo giờ dám mạo hiểm
Nếu bạn muốn làm giàu, muốn đạt được thành công, bạn phải dần quen với việc mạo hiểm. Bạn không thể giàu nếu chấp nhận lối đi an toàn như bao người.
Người giàu học được rằng vượt qua nỗi sợ mạo hiểm và chấp nhận những rủi ro đã được tính toán chính là chìa khóa dẫn đến thành công.
8. Không có mục tiêu tài chính
Nếu bạn muốn làm giàu, quá trình sẽ đơn giản và thú vị hơn nếu bạn có một mục tiêu cụ thể, rõ ràng trước khi lên kế hoạch tài chính.
Bạn muốn mua nhà, mua xe, du lịch hàng tháng, nghỉ hưu dư dả, hãy viết những mục tiêu rõ ràng.
"Người nghèo khác người giàu ở chỗ người nghèo không có được những gì họ cần vì họ không biết chính xác họ cần gì", T. Harv Eker, một tỷ phú tự thân, chia sẻ.
9. Chi tiêu trước rồi tiết kiệm phần còn lại
Thay vì chi tiêu trước, hãy tiết kiệm trước. Các chuyên gia đưa ra lời khuyên hãy tính toán một khoản bằng 30 giờ thu nhập của bạn, gửi vào một kênh đầu tư như tài khoản tiết kiệm hay đơn giản là cất riêng không sử dụng.
Thói quen này sẽ tập cho bạn chi tiêu hợp lý hơn cũng như giúp bạn tiết kiệm hiệu quả hơn thay vì chi tiêu phóng khoáng và tiết kiệm không được bao nhiêu.
10. Không tin mình có thể trở nên giàu có
"Phần lớn mọi người đều tin rằng giàu là đặc quyền của những người may mắn", Steve Siebold, một triệu phú tự thân viết. "Sự thật là trong nền kinh tế, bạn hoàn toàn có thể giàu nếu bạn sẵn lòng tạo ra giá trị lớn cho mọi người".
Hãy bắt đầu bằng câu hỏi "tại sao không phải là tôi", Siebold cho hay. Sau đó, hãy nghĩ lớn. Người giàu thường rất tham vọng.
Nguồn: Ngô Minh - Theo Business Insider