Hiển thị các bài đăng có nhãn kỹ năng làm giàu. Hiển thị tất cả bài đăng

10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn không bao giờ giàu

Có rất nhiều dấu hiệu cho thấy bạn sẽ không bao giờ trở thành người giàu có. Điều này được biểu hiện qua cách bạn chi tiêu, tiết kiệm hay lập kế hoạch tài chính. Trái với suy nghĩ của số đông rằng mọi người đều có cơ hội ngang nhau để trở nên giàu có, một số người sẽ khó giàu hơn những người khác. Sau đây là 10 dấu hiệu dễ thấy nhất cho thấy bạn sẽ không có nhiều khả năng trở nên giàu có.

1. Chỉ làm chăm chỉ, chưa làm thông minh

Ở trường học chúng ta được dạy nếu chăm chỉ, chúng ta sẽ thành công. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia tư vấn tài chính cho rằng đó chỉ là một nửa câu chuyện.

"Nếu bạn chỉ làm việc chăm chỉ, bạn sẽ không bao giờ trở nên giàu có", Eric Edelman, một chuyên gia tài chính hàng đầu cho hay. Ông cho rằng làm việc chăm chỉ đến mấy cũng chưa là điều kiện đủ để có thể giàu.

Theo Edelman, để sung túc trong tương lai, con người phải làm việc vừa chăm chỉ vừa thông minh. Một cách làm việc thông minh mà chuyên gia này gợi ý là đầu tư số tiền bạn kiếm được từ làm việc chăm chỉ vào thị trường chứng khoán hay các quỹ ủy thác để tiền lại sinh ra tiền.

2. Quá tập trung vào gia tăng tiết kiệm thay vì gia tăng thu nhập

Bạn cần tăng cả thu nhập của mình thay vì chỉ tăng khoản tiết kiệm. Tiết kiệm là yếu tố quan trọng để làm giàu, tuy nhiên đừng để tiết kiệm đánh lạc hướng bạn khỏi mục tiêu lớn nhất là tăng thu nhập, điều mà người giàu có luôn hướng đến.

Các chuyên gia cho rằng phần đông mọi người quá tập trung vào việc săn phiếu giảm giá hay sống quá chi li khiến họ lỡ mất nhiều cơ hội gia tăng thu nhập.

Điều cần làm không phải là từ bỏ việc tiết kiệm mà hãy bắt đầu suy nghĩ theo cách của người giàu, "đừng lo về việc hết tiền, hãy tập trung lo việc làm ra nhiều tiền hơn", một chuyên gia tài chính cho hay.

Rất nhiều tỷ phú chia sẻ họ xây dựng nhiều nguồn thu nhập bên cạnh việc tiết kiệm một cách thông minh.

3. Mua những thứ bản thân không đủ khả năng chi trả

Nếu "vung tay quá trán", bạn sẽ không bao giờ giàu. Dù bạn bắt đầu có thu nhập tốt hay vừa được tăng lương, đừng lấy đó làm lý do để nâng mức chi tiêu của bản thân.

"Tôi chỉ mua đồng hồ hạng sang hay siêu xe khi doanh nghiệp và các khoản đầu tư của tôi bắt đầu tạo nhiều nguồn thu nhập ổn định", Grant Cardone, một triệu phú tự thân chia sẻ. "Khi mới trở thành tỷ phú, tôi vẫn lại một chiếc Camry".

4. Hài lòng với một mức lương ổn định

Đa số mọi người đều chọn những công việc trả lương theo thời gian (theo ngày, giờ làm việc), trong khi người giàu chọn những công việc trả lương theo kết quả.

"Không phải người giàu không bao giờ làm việc nhận lương theo giờ, tuy nhiên theo phần lớn người giàu, đây là cách thăng tiến an toàn nhưng chậm chạp. Họ ưu tiên tự lập doanh nghiệp bởi đây là cách nhanh nhất để làm giàu".

Trong khi những người giàu nhất tiếp tục mở doanh nghiệp và tích lũy tài sản, đại đa số mọi người vẫn muốn có một công việc và mức lương ổn định, có tăng lương hàng năm.

5. Vẫn chưa bắt đầu đầu tư

Một trong những cách hiệu quả nhất để kiếm thêm tiền là đầu tư và nên làm càng sớm càng tốt. Trung bình người giàu dành 20% thu nhập mỗi năm để đầu tư. Bạn không cần phải là chuyên gia tài chính, hay là người có thu nhập "khủng" mới có thể đầu tư sinh lời.

6. Theo đuổi giấc mơ của người khác, không phải của mình

Nếu bạn muốn thành công, hãy yêu việc mình làm, đồng nghĩa với việc hãy theo đuổi đam mê. Theo nghiên cứu, rất nhiều người mắc sai lầm khi theo đuổi công việc không phù hợp với mình vì thấy người khác thành công trong công việc đó.

"Bạn sẽ chỉ kiếm sống qua ngày vì không có đủ đam mê để thành công", Thomas Corley viết trong cuốn Thay thói quen, đổi cuộc đời.

7. Không bảo giờ dám mạo hiểm

Nếu bạn muốn làm giàu, muốn đạt được thành công, bạn phải dần quen với việc mạo hiểm. Bạn không thể giàu nếu chấp nhận lối đi an toàn như bao người.


Người giàu học được rằng vượt qua nỗi sợ mạo hiểm và chấp nhận những rủi ro đã được tính toán chính là chìa khóa dẫn đến thành công.

8. Không có mục tiêu tài chính

Nếu bạn muốn làm giàu, quá trình sẽ đơn giản và thú vị hơn nếu bạn có một mục tiêu cụ thể, rõ ràng trước khi lên kế hoạch tài chính.

Bạn muốn mua nhà, mua xe, du lịch hàng tháng, nghỉ hưu dư dả, hãy viết những mục tiêu rõ ràng.

"Người nghèo khác người giàu ở chỗ người nghèo không có được những gì họ cần vì họ không biết chính xác họ cần gì", T. Harv Eker, một tỷ phú tự thân, chia sẻ.

9. Chi tiêu trước rồi tiết kiệm phần còn lại

Thay vì chi tiêu trước, hãy tiết kiệm trước. Các chuyên gia đưa ra lời khuyên hãy tính toán một khoản bằng 30 giờ thu nhập của bạn, gửi vào một kênh đầu tư như tài khoản tiết kiệm hay đơn giản là cất riêng không sử dụng.


Thói quen này sẽ tập cho bạn chi tiêu hợp lý hơn cũng như giúp bạn tiết kiệm hiệu quả hơn thay vì chi tiêu phóng khoáng và tiết kiệm không được bao nhiêu.

10. Không tin mình có thể trở nên giàu có

"Phần lớn mọi người đều tin rằng giàu là đặc quyền của những người may mắn", Steve Siebold, một triệu phú tự thân viết. "Sự thật là trong nền kinh tế, bạn hoàn toàn có thể giàu nếu bạn sẵn lòng tạo ra giá trị lớn cho mọi người".

Hãy bắt đầu bằng câu hỏi "tại sao không phải là tôi", Siebold cho hay. Sau đó, hãy nghĩ lớn. Người giàu thường rất tham vọng.

Nguồn: Ngô Minh - Theo Business Insider

[Công nghệ sinh học] Trồng lúa và nuôi cá trong hồ sinh học nước thải chăn nuôi

Trong một lần tình cờ lướt internet, vô tình thấy một công nghệ sinh học khá độc đáo. Có thể một số bạn đã biết đến cách này rồi, nhưng một số thì không. Vì thế, mở đầu cho chuyên mục Công nghệ sinh học tôi quyết định chia sẻ công nghệ này với hy vọng các bạn có thể thử nghiệm trên thực tế. Công nghệ: nuôi trồng trên hồ sinh học nước thải chăn nuôi.

[Công nghệ sinh học] Trồng lúa và nuôi cá trong hồ sinh học nước thải chăn nuôi
Ý tưởng trồng lúa, rau trên hồ sinh học nước thải chăn nuôi. Photo by Internet.
Bài viết này không nhằm mục đích thương mại, chỉ nhằm mục đích chia sẻ cách làm mới cho người dân.

Xử lý nước thải trang trại chăn nuôi luôn là vấn đề khiến các chủ trang trại cảm thấy đau đầu. Đơn cử là các trang trại nuôi heo, vấn đề ô nhiễm môi trường và chi phí trong xử lý nước thải nuôi heo là rất lớn. Giải pháp tối ưu nhất để giải quyết vấn đề này là xây dựng hồ sinh học để xử lý.

Thật vậy, thực tế hiện nay nhiều trang trại chăn nuôi có diện tích hồ sinh học rất lớn. Và đa số các hồ sinh học đều được sử dụng các phương pháp xử lý sinh học như dùng vi sinh xử lý nước thải chẳng hạn, các chế phẩm vi sinh này rất an toàn với hệ sinh thái và chúng giúp xử lý nước thải của trang trại sạch hơn.

[Công nghệ sinh học] Trồng lúa và nuôi cá trong hồ sinh học nước thải chăn nuôi
Hồ sinh học của các trang trại chăn nuôi rất lý tưởng cho việc nuôi cá và trồng rau phục vụ chăn nuôi. Photo by Internet.

Nuôi trồng trên các hồ sinh học

Với điều kiện như vậy, tại sao không thử một vài ý tưởng "hay ho" để phát triển! Sau khi tham khảo ở một số trang trại, tác giả đã nảy ra 2 ý tưởng: nuôi cá trong ao sinh học và trồng lúa trên ao sinh học. Với những ý tưởng này, các chủ trang trại có thể tận dụng ao sinh học một cách triệt để nhất.

a. Nuôi cá trong ao sinh học

Các loại cá như: cá rô, cá trê, cá lóc, cá tra, cá basa,... là rất thích hợp để nuôi trong các hồ sinh học. Bởi hàm lượng chất dinh dưỡng có trong nước thải trong chăn nuôi là rất lớn, đây cũng chính là nguồn thực phẩm cung cấp chính cho những loại cá trên. Từ đó, cá sẽ phát triển rất nhanh và sinh sản tăng số lượng, đó sẽ trở thành nguồn thực phẩm phụ vô cùng dồi dào.

[Công nghệ sinh học] Trồng lúa và nuôi cá trong hồ sinh học nước thải chăn nuôi
Một dự án nuôi cá tra trong hồ sinh học. Photo by Internet.

b. Trồng trọt trên bề mặt hồ sinh học

Ngoài việc nuôi cá, hãy thử vận dụng cách trồng rau hoặc lúa ngay trên bề mặt hồ sinh học để làm thực phẩm phục vụ trong chăn nuôi. Các loại rau bạn có thể trồng như: lúa cho heo ăn, cỏ voi cho bò ăn, và một số loại rau. Vậy, cách làm như thế nào?

[Công nghệ sinh học] Trồng lúa và nuôi cá trong hồ sinh học nước thải chăn nuôi
Ý tưởng trồng lúa, rau trên hồ sinh học. Photo by Internet.
Cách làm cũng không thật sự quá khó, vấn đề là bạn có khéo tay và cũng cần một ít kinh nghiệm trong trồng trọt.

Bước 1: Chuẩn bị các bè trồng trọt

Bạn có thể dùng các loại như: bè tre, bè xốp, hoặc bè được kết những các ống nhựa pvc, vỏ chai,... và đặt vào đó một ít đất kém dinh dưỡng để làm nơi trồng. Để tăng năng suất cây trồng, bạn có thể kéo thêm 1 bóng điện tròn ra giữa hồ để dùng chiếu sáng vào ban đêm.

Bước 2: Cách gieo trồng

Sau khi gieo hoặc trồng cây lên các bè, dùng nước từ hồ sinh học để tưới cây (dùng nước ở hồ sinh học cấp 2 hoặc cấp 3 để ít bị ô nhiễm), khi hạt đã bắt đầu nảy mầm nghĩa là chúng đã thích nghi với nước thải, lúc này hãy thả các bè xuống hồ sinh học.

Trong quá trình sống, cây hút chất dinh dưỡng từ nước thải và góp phần xử lý nước thải thêm một lần nữa trước khi thải ra môi trường bên ngoài.

* Lưu ý:

- Lớp đất trồng thích hợp là khoảng 30cm (đối với cây lúa, rau) và 50cm (đối với cỏ voi). Đây là điều kiện tốt nhất để cây nảy mầm, bộ rể của cây sẽ tìm chất dinh dưỡng và mọc cắm xuống dưới nước.

- Nếu là bè tre, lưu ý buộc thêm vào đó 1 thùng xốp để đảm bảo các bè luôn nổi trên mặt nước.

- Lưu ý buộc cái bè trồng cố định ở một nơi nào đó, để đến công việc thu hoạch về sau được dễ dàng hơn.

- Dùng vi sinh EcoCleanTM 501 để xử lý nước thải chăn nuôi hiệu quả nhất.

Theo: Internet.

Câu chuyện 3 chai sữa và bài học marketing

Một chuyên gia kinh tế (Trường ĐH Kinh tế TPHCM), trong bài giảng môn marketing, từng nói một cách rất nghiêm túc với các cử nhân quản trị kinh doanh tương lai rằng: "Muốn kinh doanh thành công, các anh chị phải học cách bán hàng từ những người bán hàng rong".

Mặc dù nhiều người khá dị ứng với vấn nạn hàng rong lấn chiếm lòng lề đường, xả rác bừa bãi làm mất mỹ quan đô thị và đặc biệt là tình trạng không ít người bán hàng rong kinh doanh toàn đồ dỏm, không bảo đảm vệ sinh...nhưng trên thực tế, bài học mà chuyên gia kinh tế đưa ra là có cơ sở.


Người bán hàng rong có thể không được trang bị đầy đủ kiến thức bởi nhiều người trong số họ thậm chí không học hết cấp 3, nhưng nhiều bí quyết bán hàng mà họ áp dụng, giới kinh doanh đều được học qua nhưng chưa chắc làm được. 

Trong khi đó, những người bán hàng rong dù chưa học qua bao giờ nhưng họ thực hành rất thành công và rất bài bản.

Hai câu chuyện dưới đây là những ví dụ tiêu biểu. Đầu tiên là bài học ý nghĩa từ người bán sữa bò rong. Một vị khách mua sữa bò, người bán hàng rong nói "1 chai 3 đồng, 3 chai 10 đồng"

Câu chuyện về người bán hàng rong và 3 chai sữa


Có một vị khách đi mua sữa bò vào một sáng ngày cuối tuần. Khi anh ta đang đi thì gặp người gánh hàng rong đang bán sữa bò ở ven đường, anh đã tiến đến và hỏi giá.

Người bán hàng rong trả lời: "1 chai 3 đồng, 3 chai 10 đồng".

Anh không nói gì liền lấy trong túi ra 3 đồng để mua 1 chai, rồi mua thành 3 lần. Mua xong anh ta rất đắc ý cười lớn nói với người bán hàng rong:"Ông có thấy không, tôi chỉ trả 9 đồng đã mua được 3 chai sữa!".

Người bán hàng rong không nói gì, chỉ mỉm cười và thầm nghĩ: "Hay thật! Từ khi áp dụng phương pháp tính giá này, chỉ một thoáng mình đã bán được 3 chai sữa".

Câu chuyện không chỉ đơn giản cho thấy một thủ pháp kích thích tiêu thụ. Nó cũng cho thấy rằng ngay cả bán hàng rong cũng cần có nhiều ý tưởng sáng tạo. 

Thực tế, quan niệm của con người rất khó cải biến, điều quan trọng là cần biết chớp thời cơ và hiểu rõ tâm lý của đối phương. 

Người bán sữa bò rong ở đây đã nắm rõ tâm lý muốn mua được hàng giá rẻ của khách hàng để bán được nhiều sản phẩm hơn.


Câu chuyện tại một cửa hàng kinh doanh tổng hợp


Một thanh niên mới được tuyển vào bán hàng cho cửa hàng. Khi ngày làm việc đầu tiên của anh ta kết thúc, ông chủ tiến lại và hỏi:

- "Anh đã bán hàng hóa cho bao nhiêu người trong ngày đầu tiên hôm nay?"

- "Chỉ một người thôi" - Người bán hàng mới trả lời.

- "Cái gì, chỉ một người thôi sao?" - Ông chủ thốt lên bực tức - "Hầu hết các nhân viên của tôi đều bán được hàng ít nhất cho 20 hoặc 30 người trong một ngày. Thế tổng số tiền thu được là bao nhiêu?"

- "Dạ thưa, khoảng xấp xỉ 100 ngàn USD".

- "100 ngàn USD cơ à" - Ông chủ vui mừng reo lên - "Làm sao chỉ một người mà cậu lại bán được nhiều hàng thế?"

Nhân viên bán hàng mới kể lại:

- "Khi người đàn ông đó đến, tôi bán cho ông ta một cái lưỡi câu nhỏ, sau đó tôi khuyên ông ta nên mua thêm một cái lưỡi câu loại trung bình và một cái lưỡi câu loại lớn. 

Sau khi ông ta mua xong lưỡi câu, tôi lại khuyên ông ta nên mua thêm dây câu, loại nhỏ, loại nhỡ và loại to để câu các loại cá khác nhau. 

Tôi hỏi ông ta rằng ông ta sẽ đi câu ở đâu, ông ấy trả lời rằng ông ấy sẽ đi câu ở ven biển. Tôi liền khuyên ông ta nên mua một cái xuồng máy và bán cái xuồng hiện đại với 2 động cơ. 

Sau khi mua xuồng xong, ông ta nói rằng chiếc ô tô con của ông ta nhỏ quá cho nên không thể chở chiếc xuồng được và vì vậy tôi lại đưa ông ta đến khu bán ô tô và bán cho ông ta một cái xe tải để chở xuồng ra biển."

Nghe xong, ông chủ vô cùng hài lòng với tay nhân viên mới của mình. Ông nói giọng đầy hâm mộ:

- "Như vậy là anh đã thuyết phục và bán cho ông ta tất cả mọi thứ đó, trong khi lúc đầu ông ta đến chỉ định mua một cái lưỡi câu, anh thật là một nhân viên bán hàng giỏi".

- "Không, thực ra không hẳn vậy" - Người bán hàng giải thích - "Lúc đầu, ông ta đến chỉ định mua ít viên thuốc cảm cho vợ. Nhưng tôi nói với ông ta rằng 'Tuần này vợ ông bị cảm cúm như vậy, ông ở nhà mà làm gì, tôi khuyên ông nên đi câu'." 

Như vậy, chàng nhân viên bán hàng đã thành công vì biết "bán cái khách hàng cần chứ không phải cái bạn sản xuất". Và vì vậy, biết khách hàng muốn gì là điều kiện tiên quyết để có thể "đánh đúng tâm lí" và thuyết phục họ.

Quan trải nghiệm, có thể dễ dàng thấy rằng đã có không ít người trở thành đại gia từ những ngày rong ruổi bán hàng vì họ đã từng tiếp cận nhu cầu khách hàng một cách gần gũi, xác thực nhất. 

Như vậy, người bán hàng rong thành công là người làm marketing đáng khâm phục và đáng để những ai muốn khởi nghiệp học hỏi.

Xàm Xí Đú t/h.

Phương pháp Sashimi trong kinh doanh

Mới đây, trên một website về marketing có nhắc đến phương pháp giải quyết từ chối của khách hàng khi họ thấy giá sản phẩm quá cao. Tạm gọi đây là "Phương pháp Sashimi". Bài viết này chúng tôi xin dẫn lại một số ý từ bài đăng nói trên. Hi vọng quý đọc giả sẽ ứng dụng uyển chuyển phương pháp này vào thực tế kinh doanh của bản thân.

Để hiểu được phương pháp Sashimi trong bán hàng, trước hết cùng tìm hiểu về nguyên liệu, cách chế biến và cách thưởng thức Sashimi - món ăn truyền thống trứ danh đến từ đất nước mặt trời mọc.

Sashimi - Món tươi được cắt lát



Trong ẩm thực, Sashimi được xem là tinh hoa văn hóa Nhật đề cao sự tinh tế. Cảm giác tinh khiết có thể biến đổi từ cá hồi đến cá mực, từ cá ngừ đến thịt bò.

Sashimi được cắt thành từng lát mỏng có chiều rộng khoảng 2,5 cm, chiều dài 4 cm và dày chừng 0,5 cm (kích cỡ có thể khác nhau tùy vào loại nguyên liệu và người đầu bếp).

Sashimi ăn cùng với các loại nước chấm như xì dầu, tương, các loại gia vị như wasabi, gừng và một số loại rau nhất là tía tô, bạc hà và củ cải trắng thái chỉ hoặc một số loại tảo biển.

Sashimi thường là món đầu tiên trong bữa ăn trang trọng ở Nhật, nhưng cũng có thể làm món chính, ăn cùng với cơm và một chén súp Miso riêng.

Miếng hải sản cắt lát, thành phần chính của món ăn, thường được bọc trong rau củ trang trí. Rau củ trang trí điển hình là củ cải trắng, củ cải Nhật (daikon) cắt sợi, cùng với một lá tía tô .

Các loại nước sốt đơn giản ăn với sashimi, như là sốt shoyu và wasabi.

Nhiều người Nhật cho rằng sashimi, theo truyền thống được xem là món cá hảo hạng của ẩm thực Nhật, phải được ăn trước để tránh các món có mùi nặng làm ảnh hưởng đến khẩu vị.

Phương pháp Sashimi trong kinh doanh


Phương pháp Sashimi được áp dụng trong việc giải quyết từ chối của khách hàng khi họ nhận thấy giá sản phẩm cao quá (so với túi tiền của họ hoặc sản phẩm cùng loại khác).

"Thái lát" dịch vụ


Đầu tiên là nghiệp vụ "thái lát" giá bán thành những miếng mỏng giúp khách hàng dễ thưởng thức hơn.

Ví dụ, chiếc khẩu trang có giá lên đến 60.000 đồng (loại thường chỉ 15-20 ngàn đồng), có thể được "thái lát" thành: chỉ 2.000 đồng/ngày trong vòng 30 ngày. Ví dụ: "Chỉ 2 ngàn đồng mỗi ngày, anh có thể bảo vệ sức khỏe của bản thân khỏi khói bụi và ô nhiễm".

Một chiếc đầm giá 3 triệu đồng, người bán hàng khéo léo có thể "thái lát" thành: chỉ 100.000 đồng/ngày trong vòng 30 ngày. "Mỗi ngày mình để dành 100 ngàn bỏ ống là cuối tháng mình hòa vốn được cái váy này rồi đó chị".

Ví dụ khác trong lĩnh vực internet, rất hay gặp các hình thức "thái lát" giá cước do sản phẩm là dịch vụ khó định hình (cầm, nắm) mà cước phí theo tháng, quý hay năm lại có vẻ "quá cao". Các gói cước dịch vụ thường được "thái lát" rất mỏng, chẳng hạn như "chỉ 5.000 đồng/SMS/10 lần tải nhanh trong vòng 12 giờ" hay "chỉ 2.000 đồng/ngày để xem phim thả ga trên điện thoại"...

Sau khi đã "thái lát" giá cả để phần nào giúp khách hàng giải tỏa được áp lực tài chính, hãy "trang trí thêm rau củ và đồ chấm đi kèm". Hãy giới thiệu trọn vẹn các giá trị đi kèm của sản phẩm, để khách hàng cảm thấy sản phẩm mình rất đáng đồng tiền bát gạo.

Giả dụ như:

"Khẩu trang này không dùng sợi bông hóa học tẩm than hoạt tính mà dùng chính những sợi hoạt tính. Lớp sợi hoạt tính được dệt từ các sợi ái dầu siêu nhỏ bằng công nghệ đặc biệt và không dùng chất kết dính, khoảng cách giữa các sợi rất nhỏ. Do vậy, nó có thể giữ được nhiều hạt bụi có kích thước rất nhỏ".

"Chiếc đầm này may bằng vải cao cấp nhập khẩu từ Hàn Quốc, chất mịn, thoáng, co giãn tốt, không nhăn, lại bền màu. Thi thoảng mình đầu tư một chiếc để mặc dịp quan trọng cho sang chị ạ".

"Gói cước xem phim này sẽ được miễn cước data, miễn phí 3G", "Gói tải nhanh này sẽ vô cùng tiện lợi vì bạn không cần đăng nhập hay đăng kí mà có thể tải không giới hạn"...


Và...thôi thúc khách hàng phải hành động ngay.


"Chỉ còn 2 ngày nữa là hết thời gian khuyến mại mua khẩu trang với giá chiết khấu 50% như thế này thôi anh ạ".

"Đây là 1 trong 2 chiếc đầm cuối cùng trong bộ sưu tập xuân hè rồi. Hết đợt này bên em không thiết kế nữa để tránh đụng hàng chị ạ".

"Nếu chị không mang đủ tiền thì chỉ cần đặt cọc 500 ngàn đồng. Em giữ đầm lại cho chị nhé".

Có thể uyển chuyển "thái lát", thái thật nhỏ, theo nhiều cách, cho đến khi vừa "ăn".

Ví dụ 1 khoá học nấu ăn trị giá 3 triệu đồng, học trong 6 buổi. Thay vì "thái lát" còn 500 ngàn đồng/buổi, ta "thái lát" tiếp. 6 buổi học được 12 món, vậy là mỗi món chỉ có 250 ngàn đồng. "Đi ăn món đó ở nhà hàng 1 lần cũng gần bằng giá đó rồi. Mình học về trổ tài được bao nhiêu lần cho gia đình cùng thưởng thức".

Ví dụ thực tiễn tại công ty ACTechz, chi phí để thiết kế website thương mại điện tử có thể lên đến hàng chục triệu đồng, nhưng được "thái lát" thành: chi phí 3 - 4 triệu đồng với đầy đủ những tính năng cơ bản, và những chức năng nâng cao sẽ có mức phí riêng. Hay mỗi ngày khách hàng chỉ mất khoảng 4.000 vnđ cho 1 hosting windows băng thông không giới hạn. Như vậy sẽ giúp khách hàng nên chọn những tính năng nào và loại bỏ những tính năng dư thừa nào cho website của mình.

Các bạn đừng quên 1 mẹo nữa: Quy số tiền đã được "thái lát" thành 1 món hàng quen thuộc nào đó. Ví dụ: 3 ngàn đồng chỉ bằng ly trà đá, 30 ngàn đồng chỉ ngang tô phở hay 200 ngàn đồng tương đương 1 buổi xem phim ở Vincom.

Chúc các bạn chế biến Sashimi thành công!

Xàm Xí Đú t/h.

Làm chủ tư duy thay đổi vận mệnh : Tiền đề

"Làm chủ tư duy, Thay đổi vận mệnh: Những phương pháp giúp bạn đạt được những gì bạn muốn" là quyển sách về NLP (Lập trình ngôn ngữ tư duy - Neuro - linguistic Programming) đầu tiên tại Việt Nam được dịch và biên soạn lại bởi chính những chuyên gia người Việt đang nghiên cứu, thực hành và áp dụng NLP vào cuộc sống hàng ngày của mình.

Tác giả của quyển sách là Adam Khoo và Stuart Tan (hai nhà đào tạo NLP hàng đầu Châu Á hiện nay). Và nếu bạn không có điều kiện để mua sách, hoặc bạn muốn đọc online,... hãy theo dõi tại chuyên mục "Sách hay" nhé.


Tại sao phải làm chủ tư duy?

Có một vị giáo sư nọ thuê một người chèo đò chở ông xuôi dòng sông. Trên đường đi, để chứng tỏ mình thông minh và uyên bác hơn người, vị giáo sư tìm cách thách đố người lái đò.

Nhặt lên một viên đá ven bờ, ông hỏi: "Anh có bao giờ học môn Địa chất chưa?". Người lái đò nhìn ông ngại ngùng và đáp, "Ơ...không", thậm chí anh còn không hiểu từ "Địa chất" nghĩa là gì.

"Vậy tôi e rằng anh đã uổng phí một phần tư cuộc đời rồi!", vị giáo sư nói giọng trịch thượng. Anh lái đò cảm thấy mình thật ngu dốt nhưng vẫn tiếp tục chèo thuyền.

Càng đi xa, dòng nước càng chảy xiết. Một lúc sau, con người uyên bác kia thò tay vớ lên một chiếc lá trôi trên sông và hỏi: "Này anh kia, thế anh có biết gì về bộ môn Thực vật học không?". Người này, một lần nữa, lại tỏ ra bối rối: "Ừm...không.".

Vị giáo sư lắc đầu và chép miệng: "Chậc chậc, thế thì anh mất toi một nửa cuộc đời rồi còn gì!". Ông ngoắc tay ra hiệu cho anh tiếp tuc chèo. Khúc sông này khá gập ghềnh, sóng nước đập mạnh vào mạn thuyền khiến con thuyền nhỏ chao đi lắc lại.

Nhưng con người thông kim bác cổ kia không để ý điều này, ông còn mải ngắm dãy núi trập trùng xa xa. Ông chỉ tay về hướng đó và hỏi: "Thế...anh có biết về Địa lý không đấy?". Cảm thấy mình thật thấp hèn và kém cỏi, người lái thuyền nuốt nỗi nhục trong lòng và trả lời: "Không".

Giáo sư bèn phán: "Tôi cũng nghĩ thế. Anh đã phí ba phần tư cuộc đời rồi.".

Lúc này, dòng sông trở nên hung tợn với những cơn sóng cả. Người lái đò không thể giữ chiếc thuyền nhỏ thăng bằng được nữa. Một cơn sóng dữ lật nhào chiếc thuyền lên một tảng đá lớn giữa dòng.

Hai người ngoi ngóp giữa dòng nước, anh lái đò quay sang hỏi giáo sư: "Ông có biết bơi không?". Vị giáo sư run rẩy đáp: "Kh...không!".

"Thế thì ông mất cả cuộc đời rồi!", người chèo thuyền nói rồi bơi thẳng vào bờ.

Cũng giống như vị giáo sư và người chèo đò đang "vật lộn" với dòng nước xiết, bạn đang sống trong một thời đại biến đổi từng giờ. Phải chăng, dòng sông cuộc đời ngày càng chảy nhanh hơn và khó lường hơn? Chắc bạn biết rõ điều này, tuy đó mới chỉ là điểm bắt đầu.

Có những việc từng cần đến hàng chục năm mới thay đổi được, nay chỉ cần vài tháng. Chẳng phải để phát minh ra băng cát-xét thế cho đĩa thu âm, người ta đã cần tới 50 năm đó sao? Khoảng 10 năm sau đó, con người lại phát minh ra đĩa CD thế cho băng cát-xét. Khoảng 5 năm sau nữa, những chiếc đĩa siêu nhỏ ra đời. Và trong vòng ba năm kế tiếp, MP3 khiến mọi thứ trước nó trở nên lỗi thời.

Những doanh nghiệp hàng triệu đô có thể bị "sập tiệm" trong phút chốc. Đồng thời những công ty bé xíu có thể biến thành những công ty khổng lồ chỉ trong vài năm. Tương tự, một chuyên gia với nhiều năm kinh nghiệm và kiến thức quý giá có thể không trụ nổi trong một nền kinh tế đầy biến động. Tại sao vậy?

Nền kinh tế hiện đại biến chuyển nhanh đến nỗi 80% những gì bạn học ở trường trở nên vô dụng ngay trước khi bạn tốt nghiệp. Khoảng 30% số ngành nghề, doanh nghiệp, sản phẩm và dịch vụ phổ biến hiện nay chưa hề tồn tại ở thập kỷ trước.

Đã có ai nghe nói tới chức vụ Giám đốc thông tin (Chief Information Officer), nhà thiết kế web, các doanh nhân công nghệ hay nhà cung cấp mạng (Internet Service Provider) vào những năm 1990 chưa? Cũng vậy, một nửa số ngành nghề hiện nay sẽ không còn đất tồn tại trong khoảng 10 năm tới.

Trong thực tế, trung bình trong suốt cuộc đời, con người ta trải qua bốn lần thay nghề đổi nghiệp (không đơn thuần là đổi chỗ làm). Đơn giản là vì những công việc hay công ty họ làm không "sống sót" được lâu.

"Thế giới phải thay đổi và những nhà lãnh đạo là người thay đổi thế giới"

Điều này nghe có vẻ đáng sợ nhưng cũng là thời điểm tuyệt vời cho những người biết nắm bắt thời cơ. Thay đổi luôn đi đôi với cơ hội, bạn có nghĩ thế không?

Hiện danh sách triệu phú và tỷ phú trên thế giới dài gấp trăm lần so với những thập kỷ trước. Đa số những người siêu giàu này ở trong độ tuổi 30, trong khi trước đó, thường những người đã ở tuổi lục tuần mới lọt vào danh sách này. Trong thời đại ngày nay, chỉ cần có một ý tưởng sáng chói là bạn có thể làm chủ một công ty trị giá một tỷ đô trong vòng trên dưới 10 năm. Có thể kể ra: Amazon, E-Bay, Oracle, Hotmail, Facebook,...

Vậy, bạn có đủ các điều kiện cần thiết để bơi trên dòng sông cuộc đời đầy thác ghềnh và nhiều xáo trộn như ngày nay không? Bạn có thể cưỡi lên những cơn sóng để đi xa hơn, nhanh hơn hay ngược lại bị chìm nghỉm giữa dòng?

Bạn có giống một vị giáo sư uyên bác, được trang bị mọi kiến thức trên đời nhưng lại bị "chết chìm" trong thế giới thật? Cả bạn và tôi đều biết rằng thành công trong học vấn, kiến thức và trí thông minh không phải là sự đảm bảo bằng vàng cho thành công chung cuộc trong thời buổi hiện nay. Nếu có thể, nó chỉ là một phần rất nhỏ.

Nhiều người cưỡi lên được con sóng để dẫn đầu trong nền kinh tế mới, thú vị thay, lại là những người từng bỏ học và sau đó thuê các "vị giáo sư" về quản lý cho công ty của họ. Bill Gates (Microsoft), Larry Ellison (Oracle) và Richard Branson (Virgin Group) là những người như vậy.

Trong nền tảng giáo dục và học tập rất quan trọng, những yếu tố này chưa đủ để đảm bảo cho bạn thành công trong thời đại phát triển vượt bậc như ngày nay. Những người thành công nhất trên thương trường không nhất thiết phải là những người thông minh nhất hay có học vị cao nhất, mà chính là những người thể hiện các mô thức thành công.

Các mô thức thành công mà tôi nói đến chính là khả năng quản lý và thể hiện tiềm năng cá nhân một cách tốt nhất. Đó là tổng hợp các niềm tin, thái độ và hành vi của những người liên tục đạt được những thành tích cao nhất.

Đó là tính linh hoạt để liên tục phát triển bằng cách không ngừng học hỏi, quên những điều đã học và học lại những điều mới. Đó là khả năng mô phỏng và tái tạo thành công trong một thời gian ngắn và khả năng phản ứng lại những sự việc xảy ra xung quanh một cách tích cực.

Những người thiếu kỹ năng "bơi" (các vị giáo sư, các chuyên gia hay những người bình thường)  sẽ tiếp tục bị môi trường xung quanh điều khiển và bị nỗi sợ sự thay đổi chế ngự.

Cuối cùng họ sẽ nản chí và trở thành nạn nhân bất lực dưới làn sóng mạnh mẽ của sự toàn cầu hóa, đang liên tục sắp xếp lại cơ cấu và thay đổi chóng mặt. Trong khi đó, những người có thể "bơi" và lướt trên đầu ngọn sóng sẽ giàu có, thành công và thịnh vượng vượt ra ngoài sức tưởng tượng.

Vì thế, hãy làm chủ tư duy để thiết kế vận mệnh trong thời đại đầy xáo trộn và phát triển cực nhanh như hiện nay. Và để làm được điều đó, hãy đón xem những bài viết tiếp theo của "Làm chủ tư duy, Thay đổi vận mệnh" trên blog của chúng tôi nhé các bạn.

Xàm Xí Đú t/h - Theo Adam Khoo & Stuart Tan.

Trên đường băng...

"Cứ mãi ở ao làng, rồi ao sẽ cạn
Sao không ra sông ra biển để vẫy vùng?
Sao cứ tự trói mình trong nếp nghĩ bùng nhùng?
Sao cứ mãi online và thở dài ngao ngán?
Sao cứ để tuổi trẻ trôi qua thật chán?
...
Trên đường băng sân bay mỗi đời người.
Có những kẻ đang chạy đà và cất cánh."

Bài viết trùng tên được trích từ quyển sách "Tony Buổi Sáng - Trên Đường Băng".


Tony vừa đi ăn cơm với Lim, một triệu phú người Singapore về. Lim học không giỏi, chỉ tốt nghiệp 1 khóa dạy nghề nhà hàng. Ban đầu Lim đi phụ bếp, lên đầu bếp rồi tích lũy ra riêng, mở chuỗi nhà hàng, đầu tư bất động sản, công nghệ, sang nước ngoài mua các dự án…

Tony dắt theo 1 con dượng để hạc hỏi. Bạn hỏi Lim, bạn là một người vừa đi làm, với thu nhập hiện nay là 6 triệu đồng, tức 300 USD, ở Sài Gòn, bạn muốn cất cánh thì phải làm sao?

Lim ngồi vạch ra một lộ trình, nói đây là nội dung Lim được học ở một khóa Entrepreneurship. Tony thấy khá hay nên ráng nhớ lại, diễn theo ngôn ngữ của mình, mời các bạn theo dõi. 

Hãy ngồi xuống, tự vẽ ra một cuộc sống cá nhân thông minh nhất. Giả sử thu nhập hàng tháng của bạn là 6 triệu đồng, hãy chia làm 6 phần:

1. Ở: 

Nếu ở trọ, hãy tìm nhà trọ ở xa nhất mà có thể kết nối với chỗ làm bằng phương tiện công cộng. Ví dụ ở tp HCM, nên ở Suối Tiên/An Sương chẳng hạn, có hàng chục chuyến xe buýt vô chợ Bến Thành (sau này theo Metro số 1,2). Lúc ngồi trên xe buýt cũng là lúc quan sát xã hội từ trên cao, người đi xe máy xe hơi đều thấp hơn bạn. Không nên vật lộn với việc tự lái xe. 30 phút lái xe là 30 phút bạn lãng phí cho sự căng thẳng, nguy cơ tai nạn, hít khói bụi làm giảm tuổi thọ. Đi bộ từ trạm xe buýt đến nơi cần đến giúp tim bạn khỏe mạnh. Nếu đi xe buýt mất 1h30 và tự lái xe mất 30 phút, hãy chọn đi xe buýt. Đám đông chỉ đi xe cá nhân, mình ngược lại với đám đông, đã sao? Tại sao bạn muốn nhảy vô 5% người giàu có mà không từ bỏ được tư duy của 95% còn lại? Có việc nhỏ vậy mà bạn không dám thoát ra, thì việc lớn làm gì được? Sự sáng tạo mới đem lại cho bạn của cải và sự thú vị. Mà sự sáng tạo chỉ có khi đầu óc thảnh thơi. Sẵn sàng bỏ 2-3h mỗi ngày từ trên cao để quan sát, nghĩ lớn, ước mơ lớn. Không ai đánh thuế ước mơ. Đừng tư duy “1 vợ 2 con 3 tầng 4 bánh” cho nhỏ hẹp cuộc đời. Tại sao không thể sở hữu các tòa cao ốc, các chung cư, các trung tâm thương mại, các nhà máy xí nghiệp, máy bay, du thuyền? Không cần chia sẻ điều này với ai, mắc công họ nói mình khùng. Vì con cò không hiểu được đại bàng suy nghĩ gì đâu. Lim kể, lúc ảnh làm phụ bếp, đang rửa thớt thì buộc miệng nói sau này mở chuỗi nhà hàng 30 cái toàn Đông Nam Á, ông bếp trưởng chửi big illusion, đòi tạt sốt cà chua vô mặt. Giờ Lim có 100 cái nhà hàng còn ông đầu bếp kia tới gặp Lim nộp đơn xin việc.

2. Ăn:

Hãy dậy thật sớm, nấu cơm, xôi, mì. Nấu thêm để mang theo ăn trưa hoặc ăn ổ bánh mì, dĩa cơm bình dân nơi gần nhất. Mình nên ăn chay rau củ quả ở mức hấp/luộc, sẽ không có gì cả đâu nếu vài ngày trong tuần bạn không ăn thịt. Người ăn chay vẫn thông minh đẹp đẽ như thường. 90% kỹ sư IT người Ấn Độ ở Silicon Valley ăn chay. Mình ăn chay không phải vì tôn giáo mà vì sức khỏe. Thỉnh thoảng vẫn cứ quất thịt cá…nhưng nếu nấu cho 1 mình mình ăn, đừng tốn thời gian. Cứ cá chiên/trứng luộc, rau củ quả hấp, trái cây là đủ. Không tốn thời gian cho việc ăn.

3. Chơi:

Nên mời bạn bè 2 lần một tháng, ăn bình dân thôi. Nhóm 4 người, mỗi đứa 2 lần, 1 tháng mình có 8 lần gặp gỡ. Hãy chọn những người hiểu biết, giàu có hơn mình, đang làm công ty lớn, đang khởi nghiệp,…để nghe họ nói chuyện đời. Cá mập thì quây quần dưới đáy sâu. Cá lòng tong thì nhao nhao trên mặt nước, cạnh tranh khốc liệt việc đớp bọt. Khoe quần áo, bàn chuyện ca sĩ này diễn viên kia, bình luận tò mò Tony buổi sáng là ai, viết thế này đúng viết thế kia sai…chỉ có ở đám lòng tong. Đám cá lớn sống im lặng.

4. Học:

Phải dành 10 USD = 200 nghìn tiền mua sách/tháng. Người vĩ đại trên khắp thế giới, ngoài tủ rượu ra, trong nhà họ còn có tủ sách. Hãy đọc sách dạy làm người, làm giàu, sách kinh tế, sách văn chương, sách nấu ăn hoặc bất cứ sách gì ưa thích. Kiến thức rộng sẽ giúp mình làm ăn rộng. Khi đi làm, việc nói giỏi, cái gì cũng biết khiến công việc trôi chảy hơn. Tháng này bạn chưa bỏ ra 200 ngàn mua sách thì coi như thua. Đọc xong sách, kể lại nội dung cho bạn bè. Đừng giấu. Nếu có khóa học nào đó, nên đăng ký, hoặc dồn lại vài tháng làm 1 khóa, nhớ học với người thành đạt thật sự, tức người có điều hành công ty lớn, bậc trí nhân…chứ không phải nhóm mua môi múa mép.

5. Đi:

Tháng để dành 1 triệu, năm sẽ có khoảng 12 triệu cho việc đi chơi. Ban đầu nên đi đường bộ sang các nước lân bang. Hãy tự thưởng mỗi năm một chuyến đi xa. Tết là thời điểm tốt để về thăm gia đình, rồi đi chơi trước khi vô làm trong năm mới. Nhất định phải đi nước ngoài mỗi năm một lần, để coi sông, coi biển, coi đại dương nó ra sao…có cái gì hay ho thì bắt chước, mang về làm ăn.

Trong tay nên có 1 cái smartphone loại bình dân để tra tìm bản đồ, hãy đặt vé máy bay/xe lửa/xe đò.. giá rẻ nhất.

6. Để dành:

Tháng TỐI THIỂU để dành 1 triệu. Cứ gửi ở ngân hàng, nhiều hơn có thể mua 5 phân hoặc 1 chỉ vàng, đó là vốn khởi nghiệp về sau.

Năm tới, nếu thu nhập vẫn 6 triệu, tự tát vô mặt. Muốn tăng lương, hãy cống hiến. Đừng sợ người khác không thấy nỗ lực của mình. Đừng “khôn” kiểu “tôi có được gì không, làm nhiều cho lắm thì lương cũng vậy”. Tư duy này khiến mình nghèo miết. Hãy cố gắng làm thêm giờ. Bạn phải làm thêm việc ở cơ quan, đến sớm hơn, về trễ hơn. Trong lúc làm việc, tập trung cao độ, nhận nhiều việc của công ty giao, tự mở thêm các mối quan hệ trong công việc, tay kẹp ĐT, tay đánh máy, vừa đi vừa chạy...làm ầm ầm, ầm ầm vô.

Khi còn trẻ, hãy ra ngoài nhiều hơn ở nhà. Hãy nhào vô xin người khác “bóc hết, lột sạch” khả năng của mình. Chỉ sợ bất tài nộp hồ sơ “xin việc”, mà chả ai thèm cho, chả ai thèm bóc lột. Khi đã được bóc và lột hết, dù sau này đi đâu, làm gì, bạn đều cực kỳ thành công. Vì năng lực được trui rèn trong quá trình làm cho người khác. Sự chăm chỉ, tính kỷ luật, quen tay quen chân, quen ngáp, quen lười…cũng từ công việc mà ra. Mọi ông chủ vĩ đại đều từng là những người làm công ở vị trí thấp nhất. Họ đều rẽ trái trong khi mọi người rẽ phải. Họ có những quyết định không theo đám đông, không cam chịu sống một cuộc đời tầm thường, nhạt nhòa…rồi chết.

Còn những bạn thu nhập 6 triệu cũng túng thiếu, 20 triệu cũng đi vay mượn để tiêu dùng, thì thôi, cuộc đời họ chấm dứt giấc mơ lớn. “Tiền nong cá nhân quản lý không được, thì làm sao mà quản trị tài chính một cơ nghiệp lớn?”. Tư duy thế nào thì nó ra số phận thế đó.

Số phận em, số phận cá lòng tong,
thôi thì em cứ nhao lên mặt nước. 
Mấy chuyện linh tinh em phải rành mới được
Tò mò bữa ni ca sĩ X ăn gì
Cầu thủ A đi xế hộp hiệu chi
Đại gia nào, diễn viên B đang cặp?
Trên FB em, những thông tin dồn dập. 
“Hum nai em buồn nhẹ mí bạn ơi
Hum nai lòng em lại chơi vơi
Làm sao đây để thoát nghèo, mí bạn?”

Cứ mãi ở ao làng, rồi ao sẽ cạn
Sao không ra sông ra biển để vẫy vùng?
Sao cứ tự trói mình trong nếp nghĩ bùng nhùng?
Sao cứ mãi online và thở dài ngao ngán?
Sao cứ để tuổi trẻ trôi qua thật chán?
......
Trên đường băng sân bay mỗi đời người.
Có những kẻ đang chạy đà và cất cánh..

Xàm Xí Đú t/h - Theo TNBS.

Bệnh chắc ăn

Facebook là mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay, được hàng triệu người trên thế giới sử dụng như một thú tiêu khiển hàng ngày. Và ông chủ của nó - Mark Zuckerberg là người được xem là có bộ óc xuất sắc của nhân loại trong thời đại mà chúng ta đang sống. Nếu bạn đang muốn khởi nghiệp nhưng vẫn còn e dè muốn "chắc ăn" thì đây sẽ là bài viết hữu ích cho bạn.

Mark Zuckerberg và bài học khởi nghiệp

Mark có một câu nói nổi tiếng: "The biggest risk is not taking any risk... In a world that changing really quickly, the only strategy that is guaranteed to fail is not taking risks." tạm dịch là: "Rủi ro lớn nhất là không dám rủi ro. Trong thế giới thay đổi nhanh chóng hiện nay, có một cách làm đảm bảo bạn sẽ thất bại trong mọi thứ, chính là không dám mạo hiểm".

Câu nói nổi tiếng của Mark Zuckerberg về khởi nghiệp.
Như vậy, tâm lý "chắc ăn" sẽ chứa đựng nhiều rủi ro hơn "mạo hiểm". Ví dụ như một con tàu ra khơi sẽ an toàn hơn việc nó nằm ở cảng. Bởi vì bão tố hay sóng thần không gây hại ngoài khơi, nó chỉ tàn phá đất liền, nơi con tàu tưởng như bình yên trú ngụ.

Thế giới đã khác, cách tiếp cận của giới trẻ phải khác. Đặc biệt là việc chọn nghề để học và chọn việc để làm, để khởi nghiệp.

Trong thế giới hiện đại, hình mẫu ngoan hiền, vở sạch chữ đẹp, "khi đi em hỏi khi về em chào, miệng em chúm chím" không được đánh giá cao nữa. Mà thay vào đó, hình mẫu cá tính, đột phá, quyết đoán, làm khác, nghĩ khác, xê dịch, mạo hiểm, thay đổi...(nhưng không phải hư hỏng) là hình mẫu giới trẻ mà thế giới đang cần. Nhưng thật tiếc là cái hình mẫu này lại vô cùng hiếm ở châu Á. Chữ "ngoan" là một chữ không có tương đương trong tiếng Anh, tiếng Pháp. Ngoan ở châu Á nghĩa là biết vâng lời (obedient). "Không hư" mới là từ mới có giá trị hơn. Nếu bạn cần lựa chọn, hãy chọn 1 bạn trẻ không hư vào làm, bạn sẽ được việc hơn 1 bạn trẻ ngoan (trừ việc văn phòng, thư ký).

Lại nói về dượng Tony...

Theo lời ông dượng Tony kể, có nhiều bạn trong CLB khởi nghiệp, khi yêu cầu thay đổi kiểu tóc, đầu đinh hay nhuộm mới, liền nói "mẹ mắng chết". Kêu lên Đà Lạt họp khảo sát farm trên đó thì chỉ có khoảng 40% bạn đi, 60% còn lại "mẹ không cho, bạn gái không đồng ý, anh xã không muốn".

Bạn đã thấy có tỷ phú nào hỏi mẹ "mẹ ơi, con mở công ty nhé" rồi bà mẹ nói "Ừ" một tiếng rõ to mới dám mở, còn "KHÔNG" thì nước mắt rưng rưng. Còn cái việc hợp tác làm ăn, mua bán, kinh doanh với thể loại tới đoạn quyết định thì "để về hỏi lại vợ" hay kiểu "ậm ờ 50%" thì thôi, chỉ là cò con. Hay kiểu công ty mà chồng làm giám đốc, vợ làm kế toán để "chắc ăn" thì chỉ mãi mãi nằm ở quy mô trách nhiệm hữu hạn doanh số tầm tầm, vì có những cơ hội kinh doanh, "bà kế toán" không duyệt vì sợ mất.

Có bạn trẻ "chân trong chân ngoài", vẫn đi làm, khởi nghiệp vào ban đêm, "pạc-tham" hay cuối tuần, vì sợ "khởi nghiệp thất bại mà việc cũng mất", đợi khởi nghiệp thành công mới xin nghỉ việc. Thì cả 2 đều tèo.

Hay lại có bạn quyết tâm du học, luyện IELTS, SAT để xin học bổng nước ngoài mà cũng sợ không được, "cố hết sức bình sinh" luyện luôn toán lý hoá để đậu ĐH "tốp" trên trong nước thì...cả 2 đều không đạt. Một số bạn thì xin Tony cho học bổng đi du học, tới đoạn yêu cầu viết tự luận và nộp hồ sơ thì "thôi con không đi, con đang mua nhà trả góp. Trước khi đi du học, con phải có 1 cái nhà ở đây cho ba mẹ. Con trả góp 10 năm nữa là xong".

Thế giới của người thành đạt không dành cho người "tính toán chắc ăn". High risk, high return. Nếu bạn không có tính mạo hiểm, thì đừng ước mơ xa xôi. Sẽ khổ tâm, khổ trí. Thà làm một anh nhân viên quèn, ngồi gõ phím tới tháng lãnh lương cho nhẹ lòng.

Xàm Xí Đú t/h. - Theo TNBS.

Remarketing là gì? Tại sao nên chọn Remarketing?

Remarketing (hay tiếp thị lại) là một phương thức quảng cáo mới được hiển thị cho những người truy cập vào trang web của bạn nhưng không hoàn tất các thao tác mà bạn mong muốn.

Remarketing là gì?

Remarketing là gì

Nguyên lý hoạt động của tiếp thị lại đó là, một đoạn mã (code đối với Remarketing Google và Pixel với Facebook Retargeting trong quảng cáo trên facebook) sẽ được thêm vào Landing Page hoặc website mà doanh nghiệp muốn tiếp thị lại. Mỗi khi người dùng vào website đã được gắn mã, hệ thống sẽ tự động lưu lại thông tin và thêm cookie vào danh sách Tiếp thị lại. Những người này sẽ trở thành nhóm khách hàng tiềm năng trong chiến dịch marketing nhắm trực tiếp vào họ.

Remarketing hoạt động thế nào?

Đối với các Digital Marketers, công cụ quảng cáo Remarketing không thể thiếu trong hầu hết các chiến dịch, giúp lan rộng thông điệp, đẩy mạnh mức độ nhận diện thương hiệu, tiếp cận nhóm khách hàng tiềm năng thêm một lần nữa, khuyến khích họ quay lại website của bạn và tiến hành mua hàng.

Đối tượng mà Tiếp thị lại nhắm tới là ai?

- Khách truy cập vào Website mà không thực hiện chuyển đổi (chuyển đổi được tạm hiểu là hành động của khách hàng mang lại giá trị gì đó cho doanh nghiệp của bạn : đăng ký, đặt hàng, gọi điện…)
- Khách truy cập đã chi tiêu dưới X vnđ (trong đó X là giá trị bạn muốn giới hạn) - áp dụng nếu Website của bạn có hệ thống thanh toán Online.
- Khách có lượng truy cập ít nhất N lần(những khách đã truy cập > N lần).
- Khách truy cập vào Website lần đầu qua quảng cáo AdWords, lần tiếp theo khách truy cập vào bằng hình thức nào đó mà không phải là AdWords (tìm kiếm và click vào Web trên thứ hạng tự nhiên…)
- Khách truy cập đã hoàn thành mục tiêu cụ thể (mua hàng, đặt hàng, gọi điện…)
- Khách truy cập đã hoàn thành mục tiêu cụ thể trong vòng N ngày qua (Ví dụ: Những khách hàng đã đặt hàng 30 ngày trước…).
- Khách truy cập đã xem 1 mục trong trang Web của bạn lớn hơn 1 lần trong N ngày qua (VD: Những khách hàng đã xem Mục tin tức 2 lần trở lên trong vòng 10 ngày qua…)

Tại sao nên chọn Remarketing?

Cơ hội thứ hai để tạo ra chuyển đổi

Điểm khác biệt của Remarketing là chỉ nhắm tới những người dùng đã từng truy cập tới website hoặc landing page của bạn, điều này có nghĩa là họ đã từng quan tâm tới sản phẩm dịch vụ của bạn (dù chỉ là vô tình). Do vậy cơ hội để nhóm khách hàng tiềm năng này thực hiện hành vi chuyển đổi cuối cùng (mua hàng, đăng ký…) khi quay lại website một lần nữa sẽ là lớn hơn.

Ví dụ, trong một chiến dịch quảng cáo google Adwords, đối với các từ khóa có mức độ cạnh tranh cao, bạn sẽ
phải bỏ ra rất nhiều tiền cho một lần click vào quảng cáo của người dùng và cũng chỉ có được một cơ hội duy nhất để tạo ra chuyển đổi từ người dùng đó. Nhưng khi sử dụng công cụ tiếp thị lại, doanh nghiệp có thể tiếp cận những người dùng tiềm năng đã quan tâm tới sản phẩm dịch vụ với một mức chi phí hợp lý hơn rất nhiều.

Tạo ra tài sản giá trị từ dữ liệu khách hàng

Sẽ không quá khi nói rằng, tiếp thị lại chính là sự bổ sung hoàn hảo cho công cụ SEM và SEO. Nếu website của bạn có lượng truy cập tốt nhờ kết quả SEO và SEM, bạn nên đưa lượng người dùng này vào danh sách quảng cáo tiếp thị lại. Điều này đặc biệt hữu dụng nếu phần lớn lượng truy cập của bạn là những người dùng chỉ ghé thăm website một lần và không trở lại.

Tương tự như vậy, bất kỳ chiến dich nào bạn đang thực hiện cũng giúp xây dựng nhóm khách hàng mục tiêu riêng biệt cho chiến dịch đó, việc thêm đoạn mã Remarketing vào Landing page rõ ràng là điều cần làm. Bằng cách này, bạn sẽ có được những dữ liệu quý giá về khách hàng (ví dụ như một list email), qua đó tăng khả năng tiếp cận và tiếp thị đến trong dài hạn kể cả khi chiến dịch đã kết thúc.

Tạo niềm tin về sự lớn mạnh

Việc khách hàng liên tục nhìn thấy một mẫu quảng cáo sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp bạn ở khắp mọi nơi có thể khiến họ tin rằng doanh nghiệp đã phải chi rất nhiều tiền cho chiến dịch quảng cáo nêm mới có thể xuất hiện ở mọi trang web họ ghé thăm. Đây chính là chiến thuật thông minh để gây dựng niềm tin và tăng mức độ nhận diện thương hiệu với khách hàng.

Rõ ràng không chỉ đơn giản đóng vai trò thúc đẩy chuyển đổi hay hiệu suất, tiếp thị lại còn giúp khách hàng nhận thức thương hiệu của doanh nghiệp từ trong tiềm thức, dù điều này đôi khi không mang lại hiệu quả ngay lập tức cho những mục tiêu chuyển đổi ngắn hạn.

Hiệu suất chiến dịch nổi trội

Như đã đề cập ở trên, một chiến dịch quảng cáo tiếp thị lại chỉ nhắm tới một nhóm khách hàng riêng biệt để hiển thị những mẫu quảng cáo phù hợp rành riêng cho họ. Điều này giúp tối ưu hóa hiệu quả và chi phí do không phải nhắm chọn quá rộng hay hiển thị quảng cáo không phù hợp với người dùng. Theo đánh giá của các chuyên gia, hình thức quảng cáo tiếp thị lại là công cụ quảng cáo hiển thị đem lại hiệu suất đầu tư cao nhất (ROI), tuy vậy mỗi mô hình kinh doanh cần được áp dụng đúng cách và linh hoạt.

Ngoài ra, sẽ không ngạc nhiên nếu thấy CTRs của quảng cáo tiếp thị lại cao hơn các công cụ quảng cáo hiển thị khác, khoảng từ 0.30 – 0.95% – gấp 3-10 lần CTR trung bình và có thể cao hơn nữa. Trong thế giới của quảng cáo hiển thị nơi mà bạn phải chi trả cho tần suất xuất hiện quảng cáo, tỷ lệ CTR cao sẽ đem lại sự khác biệt đáng kể.

Bán thêm & bán chéo

Bằng cách đặt đoạn code Remarketing tại hành vi chuyển đổi trên website hoặc trang “Thank you” (Trang cám ơn khi người dùng đăng ký hoặc mua hàng), bạn sẽ có một danh sách các khách hàng đã thực hiện hành vi chuyển đổi.. Nếu tiếp tục đưa ra một lời đề nghị hấp dẫn sau khi họ mua hàng, bạn sẽ có cơ hội bán sản phẩm này trong những lần tiếp theo.

Ngoài ra, bạn cũng có thể quảng cáo các mẫu sản phẩm phù hợp khác cho các khách hàng này dựa trên lịch sử mua hàng của họ. Ví dụ khách hàng của bạn đặt mua một chiếc iphone 6s, rõ ràng họ sẽ quan tâm đến các sản phẩm phụ kiện đi kèm như ốp lưng, dán màn hình… Bằng cách hiển thị mẫu quảng cáo về các phụ kiện này, bạn sẽ có cơ hội rất lớn để bán thêm các sản phẩm khác cho cùng một cách hàng.

Người ta thường nói bạn chỉ có thể gây ấn tượng trong lần gặp đầu tiên và sẽ không có cơ hội thứ hai. Nhưng với quảng cáo tiếp thị lại, bạn không chỉ cơ hội thứ hai mà còn có cơ hội thứ ba, thứ tư và nhiều hơn thế nữa. Rõ ràng trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt như digital marketing, bạn cần phải tận dụng mọi lợi thế và tối ưu giá trị của từng khách hàng mà bạn tiếp cận được. Hãy là một người làm chiến lược marketing online thông minh, nhạy bén theo cách của riêng bạn.

Một số chiến lược tiếp thị lại tiêu biểu:

- Tiếp cận tất cả những khách hàng đã truy cập vào trang Web của bạn.
- Thu hút các khách hàng đã không thực hiện các hành động chuyển đổi trong quá khứ.
- Thu hút lại những khách truy cập đã Đặt hàng nhưng sau đó lại Hủy vì lý do nào đó.
- Quảng cáo thêm về 1 sản phẩm khác đối với những khách hàng đã thực hiện chuyển đổi thành công.
- Tiếp cận khách hàng trong 1 khoảng thời gian nhất định sau khi họ đã hoàn tất mua hàng.

Xàm Xí Đú t/h.

Bài kiểm tra sau đây giúp bạn tìm ra con người thật của mình

Đây là một bài kiểm tra tính cách thật của bạn được nghiên cứu bởi tiến sĩ Phil và đã được rất nhiều phòng nhân sự của các công ty lớn trên thế giới hiện nay sử dụng. 10 câu hỏi chỉ lấy của bạn 2 phút. Cùng chuẩn bị giấy bút và bắt đầu thôi!

Bài test sau đây giúp bạn tìm ra con người thật của mình.

1. Bạn cảm thấy tốt nhất khi nào?

a) Buổi sáng. (2)

b) Buổi chiều và chập tối. (4)

c) Tối muộn. (6)

2. Bạn thường đi bộ như thế nào?

a) Khá nhanh với những bước dài. (6)

b) Khá nhanh với những bước nhỏ. (4)

c) Không nhanh, đầu ngẩng lên nhìn mọi vât. (7)

d) Không nhanh, đầu cúi xuống. (2)

e) Chậm rãi. (1)

3. Bạn thường làm gì khi nói chuyện với người khác?

a) Đứng khoanh tay. (4)

b) Hai tay nắm chặt. (2)

c) Một hoặc hai tay chống hông hoặc cho vào túi. (5)

d) Chạm hoặc đẩy vào người bạn đnag nói chuyện. (7)

e) Bạn sờ tai, xoa cằm hoặc vuốt tóc. (6)

4. Tư thế ngồi của bạn khi thư giãn

a) Đầu gối gập, hai chân khép sát vào nhau. (4)

b) Chéo chân. (6)

c) Chân duỗi thẳng. (2)

d) Một chân gập lại. (1)

5. Khi ngạc nhiên, bạn phản ứng như thế nào?

a) Cười to. (6)

b) Cười nhưng không to. (4)

c) Cười khúc khích. (3)

d) Cười khẽ. (5)

6. Khi dự tiệc hoặc xả giao, bạn thường...?

a) Ồn ào, gây chú ý. (6)

b) Đi vào thật im lặng, tìm kiếm người quen xung quanh. (4)

c) Vào thật yên lặng, cố gắng không gây chú ý. (2)

7. Bạn làm gì khi đang tập trung cao độ nhưng bị làm phiền?

a) Tiện thể nghỉ ngơi. (6)

b) Cảm thấy vô cùng khó chịu. (2)

c) Thay đổi giữa hai thái cực. (4)

8. Màu nào dưới đây bạn thích nhất?

a) Đỏ hoặc cam. (6)

b) Đen. (7)

c) Vàng hoặc xanh da trời nhạt. (5)

d) Xanh lá cây. (4)

e) Xanh dương hoặc tím. (3)

f) Trắng. (2)

g) Nâu hoặc xám. (1)

9. Vào ban đêm, trước lúc ngủ say tư thế ngủ của bạn như thế nào?

a) Nằm duỗi thẳng người. (7)

b) Nằm sấp. (6)

c) Nằm nghiêng, hơi cong người. (4)

d) Nằm gối đầu lên cánh tay. (2)

e) Chui đầu vào trong chăn. (1)

10. Bạn thường mơ thấy mình...?

a) Rơi xuống. (4)

b) Chiến đấu hoặc đấu tranh. (2)

c) Tìm kiếm ai đó hoặc vật gì đó. (3)

d) Bay hoặc nổi trên mặt nước. (5)

e) Bạn ít khi mơ. (6)

f) Những giấc mơ của bạn luôn luôn thú vị. (1)

Và đây là kết quả: 

Bây giờ hãy cộng điểm và xem kết quả của bạn.

Trên 60 điểm

Những người khác cho rằng họ cần phải cẩn thận khi chơi với bạn. Bạn được xem là người hão huyền, tự cho mình là trung tâm và cực kỳ độc đoán. Những người khác có thể ngưỡng mộ bạn, nhưng họ không phải luôn luôn tin tưởng  bạn, họ do dự khi dấn sâu vào mối quan hệ với bạn.

Từ 51 đến 60 điểm

Mọi người thấy bạn khá sôi nổi, hay thay đổi, khá bốc đồng, là một người có tố chất lãnh đạo, ra quyết định nhanh chóng, mặc dù không phải luôn luôn đúng. Họ thấy bạn là một người táo bạo và mạo hiểm, luôn cố gắng thử làm mọi thứ một lần, biết nắm bắt cơ hội và sẵn sàng với thử thách. Nhà tuyển dụng sẽ thích bạn vì bạn truyền tải được sự hứng thú đến họ.

Từ 41 đến 50 điểm

Mọi người thấy bạn luôn tươi tắn, tràn đầy sức sống, quyến rũ, thú vị, thực tế và luôn luôn thu hút; người mà luôn luôn là trung tâm của mọi sự chú ý. Nhưng đủ cân bằng để không trở thành dấu ấn trong suy nghĩ của họ. Mọi người cũng thấy bạn tử tế, ân cần, chu đáo và thấu hiểu, luôn biết động viên và giúp đỡ người khác.

Từ 31 đến 40 điểm

Mọi người thấy bạn là người nhạy cảm, thận trọng và cẩn thận và thực tế. Bạn cũng được coi là thông minh, có tài năng, có năng khiếu, nhưng khiêm tốn. Không phải là người kết bạn quá nhanh và dễ dàng, nhưng lại là người cưc kỳ trung thành với bạn bè và cũng mong muốn sự trung thành trở lại. Mất rất nhiều thời gian để có sự tin tưởng của bạn, nhưng một khi mất đi niềm tin thì khó mà lấy lại được.

Từ 21 đến 30 điểm

Bạn bè thấy bạn là người siêng năng và cầu kỳ. Họ thấy bạn rất thận trọng, cực kỳ cẩn thận và là người chậm rãi ổn định. Sẽ thực sự ngạc nhiên nếu một lúc nào đó bạn làm điều gì bốc đồng. Bạn thường kiểm tra mọi thứ thật cẩn thận trên nhiều khía cạnh rồi mới đưa ra quyết định dựa trên đó.

Dưới 21 điểm

Mọi người thấy bạn nhút nhát, hay lo lắng và thiếu quyết đoán, cần được quan tâm, chăm sóc; luôn luôn muốn người khác quyết định thay cho mình, và không muốn tham gia với bất kỳ ai hay bất kỳ điều gì. Bạn luôn luôn lo lắng và nhìn thấy những vấn đề không tồn tại. Mọi người cho rằng bạn khá buồn tẻ, chỉ một số biết rằng không phải như vậy.

Tôi đã có số điểm cho riêng mình, vậy còn bạn? Bạn được bao nhiêu điểm?

Xàm Xí Đú t/h - Theo Mạng thư viện.

Bạn đã lãng phí thời gian như thế nào?

“Em ơi có bao nhiêu? 60 năm cuộc đời” nhưng trong 60 năm đó bạn đã lãng phí thời gian như thế nào? Bài viết dưới đây giúp bạn nhận ra mình có phải là người đang lãng phí thời gian không với 13 dấu hiệu nhận biết. Nếu bạn có 1 hoặc tất cả các dấu hiệu thì cũng không sao đâu, mọi thứ đều có thể thay đổi ngay từ hôm nay nhé.

Bạn đã lãng phí thời gian như thế nào?

1. Dành quá nhiều thời gian làm những việc không nên làm

Xem ti vi, chơi game trực tuyến, ăn uống, nằm dài… Hãy nghiêm túc nhìn lại đời mình, bạn đang dành phần lớn thời gian trong ngày của mình vào việc gì? Nó có ý nghĩa gì với bạn không? Nó có giúp bạn có cuộc sống tốt hơn không? Nó có tạo nền tảng cho một tương lai tươi sáng không? Nếu câu trả lười là không, bạn thật sự cần xem xét lại những hoạt động đó và thay đổi chúng đi. Hãy luôn nhớ câu: “Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”.

2. Phàn nàn quá nhiều

Tôi biết những người lúc nào cũng ở trong tình trạng bất mãn với cuộc sống, và không ngừng nói về cảm giác đó của mình. Bạn có tự thấy bản thân mình nằm trong số đó không? Bạn có hay phàn nàn về công việc, cấp trên, mức lương, hàng xóm, hay người bạn đời của mình không? Nếu có thì tất cả những gì bạn đang làm chỉ là phát tán ra năng lượng tiêu cực. Nhớ rằng sự tiêu cực không cải thiện được điều gì mà chỉ khiến bạn bị mắc kẹt trong những vấn đề. Do đó hãy thay đổi cách nghĩ của mình, hãy nói về những điều bạn cảm thấy biết ơn cuộc sống, thay vì nói về những điều bạn không thích.

 3. Không chịu động não

Nếu bạn không thường xuyên học hỏi và phát triển bản thân, trí óc của bạn sẽ trở nên trì trệ, giống như một cái ao tù nước không di chuyển được và bị các loại tảo phủ dầy trên bề mặt. Điều tương tự cũng xảy ra với não bộ của bạn khi bạn không giữ cho nó hoạt động liên tục. Những thử thách tích cực trong cuộc sống sẽ chỉ làm cho tư duy của bạn sắc bén hơn, chứ không làm nó yếu đi. Lưu ý rằng đọc sách là một cách tốt để rèn luyện trí não, nhưng nó chỉ thật sự hiệu quả khi bạn động não để suy nghĩ về những điều mình đang đọc. Ví như trước khi bắt tay vào thiết kế website bạn phải tự hình dung ra cấu trúc và xác định hướng đi của nó.

4. Đánh giá thấp bản thân

Việc tự vấn bản thân có thể khiến bạn trở nên thành công hoặc phá hỏng cuộc đời bạn. Henry Ford từng nói rằng “Dù bạn nghĩ rằng bạn làm được hay không thể làm được một việc gì đó thì bạn cũng luôn đúng”. Nếu bạn tự nói với mình rằng bạn không đủ tài năng để được thăng chức hay bắt đầu một công việc kinh doanh, thì sự thật sẽ diễn ra đúng như vậy. Nếu bạn cảm thấy mình đã quá mệt mỏi trong việc thay đổi cuộc sống của mình và không thể tiếp tục nữa, bạn cũng sẽ tự thấy mình bỏ cuộc. Vấn đề nằm ở chỗ, bất cứ thứ gì bạn tự nhủ bạn thân đều sẽ ăn khớp với cuộc sống thực của bạn. Do vậy hãy kiểm soát thật cẩn thận những điều bạn thường tự nhủ.

5. Không có niềm đam mê

Bạn có đặc biệt yêu thích một điều gì trong cuộc sống không? Có rất nhiều người nói với tôi rằng họ không có niềm đam mê nào cả. Thực tế không bao giờ có chuyện như vậy. Nhất định phải có một điều gì đó mà bạn thích làm. Do vậy bạn cần kiểm tra lại công việc gì thu hút bạn và thực hiện việc đó nhiều hơn.

6. Không lên kế hoạch cho tương lai

Mặc dù sống với hiện tại và hết mình với từng giây phút bạn đang sống là rất tốt, nhưng đôi khi bạn cũng cần nhìn về phía trước để xem mình muốn đi tới đâu. Nếu bạn không có một mục đích hay kế hoạch rõ ràng thì bạn sẽ chỉ như một con thuyền trôi lang thang trên Đại dương, kỳ vọng mình sẽ cập vào một bờ bến nào đó thú vị. Bạn à, chuyện đó không xảy ra đâu. Bạn phải có môt bản chỉ dẫn chi tiết về các bước cần thực hiện để đạt được mục tiêu. Giống như những chiếc máy định vị (GPS) giúp bạn tìm được đường, bạn cũng cần những chiếc máy định vị của riêng mình.

7. Dành quá nhiều thời gian cho những người không giúp bạn tiến bộ

Chúng ta rất dễ mắc kẹt trong việc kết bạn với những người không thể giúp ta tiến bộ hơn mỗi ngày. Nếu bạn làm như vậy trong thời gian dài, bạn sẽ bị họ kéo xuống đáy sâu của sự trì trệ. Tôi hay gọi họ là “Ma cà rồng năng lượng”. Họ hút cạn sức sống của bạn và chẳng truyền lại cho bạn điều gì tích cực cả. Thay vào đó, hãy đi tìm những người tích cực cải thiện bản thân để kết bạn.

8. Không thể tách rời được điện thoại

Tất nhiên điện thoại di động là một ứng dụng tuyệt vời cho tất cả chúng ta. Nhưng hãy nghĩ đến khoảng thời gian bạn đã phí hoài với chiếc điện thoại của mình. Tệ hơn nữa, hãy nghĩ tới những mối quan hệ có thể bị đổ vỡ do chính chiếc điện thoại di động. Có khi nào bạn gửi tin nhắn hay lướt web trong lúc đang ngồi ăn tối với vợ và con cái của mình không? Nếu có thì bạn đang bỏ lỡ cơ hội được sống trong những khoảnh khắc ý nghĩa cùng với người thân của mình, hoặc đang cắt giảm thời gian của việc lập kế hoạch cho tương lai.

9. Tiêu tiền vào những thứ vô bổ

Có sự khác biệt rõ ràng giữa cần và muốn. Tôi tin rằng chúng ta đều đã được học về điều đó từ hồi mẫu giáo. Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay, chúng ta đang xóa nhòa ranh giới giữa hai từ này. Trên thực tế, có rất nhiều người không thể trả nổi tiền thuê phòng trọ, nhưng vẫn có những thiết bị công nghệ hợp mốt nhất. Nghĩ kỹ thì nhu cầu thiết yếu của chúng ta thất ra tương đối ít, chỉ cần thức ăn, nước uống, chỗ ở, tình cảm.. tất cả những thứ khác chỉ là thêm nếm vào. Bạn hãy nhìn lại xem, mình đnag tiêu tiền vào đâu và cân nhắc xem có thể điều chỉnh chỗ nào. Biết đâu bạn có thể cắt giảm kha khá tiền vào những việc vô bổ và tiết kiệm được chút ít để đầu tư cho tương lai.

10. Thiếu ngủ

Tuy tôi không phải là bác sĩ, nhưng tôi cũng đã đọc nhiều sách và ý thức để đủ hiểu rằng giấc ngủ quan trọng với chúng ta như thế nào. Thậm chí tôi có thể viết 20 trang giấy về tầm quan trọng của giấc ngủ đối với chúng ta như thế nào, nhưng tất nhiên không phải trong bài viết ngắn này. Giấc ngủ là một yếu tố cơ bản và thiết yếu cho một sức khỏe tốt. Nếu bạn bận tới mức không có thời gian ngủ, hoặc bạn đơn giản có thói quen làm những “chú cú đêm”, thì thật sự bạn nên đánh giá lại thói quen của mình.

Thiếu ngủ khiến bộ não rỗng toét và không làm được gì.

11. Không biết chăm lo sức khỏe

Không chỉ có giấc ngủ là quan trọng với cơ thể, thức ăn và tập thể dục cũng vậy. Có thể bạn đã biết những điều này rồi, nhưng một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh và việc luyện tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp bạn giảm cân mà còn mang lại hiệu quả tích cực hơn thế nữa. Nó tác động đến tinh thần và thể trạng chung của bạn. Do đó hãy xem xét lại chế độ ăn uống và luyện tập của mình, biết đâu bạn sẽ nhận ra chỉ một vài thay đổi cũng có thể giúp cải thiện cuộc sống của mình đáng kể.

12. Không dám rời khỏi vùng an toàn của mình

Tôi hiểu rõ, sống trong vùng an toàn thì thoải mái như thế nào. Thực tế khi tôi tới nhà hàng quen thuộc của mình, tôi thường gọi những món như nhau, không phải vì ngại thử món mới, mà vì tôi thích những món tôi hay gọi đó. Tuy nhiên, đây không phải vùng an toàn mà tôi đang nói đến. Tôi muốn nói đến việc chấp nhận những rủi ro để có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Và xin lưu ý rằng “rủi ro” và “rủi ro đã được tính toán trước” là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Rủi ro thì có rất nhiều điều không đoán định được, nhưng “rủi ro tính trước” là bạn đã cân nhắc mọi khả năng và tìm ra một kế hoạch hành động phù hợp rồi.

13. Sống cuộc sống mà mình không thích

Đối với tôi thước đo sự thành công là mức độ hạnh phúc của mỗi người. Bạn có hạnh phúc không? nếu không thì bạn nên thay đổi điều gì đó. Kể cả cảm giác hài lòng mãn nguyện cũng không nói lên được rằng bạn đang sống trọn vẹn cuộc đời của mình. Thay vào đó cuộc sống nên thật thú vị. Do vậy nếu bạn thấy mình đang không mấy yêu thích với cách sống hiện tại, hãy thử một vài thay đổi để sống tốt hơn.

Nếu bạn thấy mình có bất cứ điều gì trong 13 dấu hiệu trên, đừng vội thất vọng, bạn có thể thay đổi. Nhưng, điều đầu tiên, bạn phải tránh suy nghĩ “mình không thể làm được”. Trong nhiều tình huống, trở ngại lớn nhất của bạn lại chính là bạn. Do đó hãy bắt đầu ngay từ bây giờ. Thay thái độ, đổi cuộc đời!

Xàm Xí Đú t/h - Theo Mạng thư viện.