Hiển thị các bài đăng có nhãn bí quyết thành công. Hiển thị tất cả bài đăng

7 bài học thâm thúy đến từ vụ cướp ngân hàng


Trong vụ cướp nhà băng được cho là ở Quảng Châu - Trung Quốc, một tên cướp hét lên: "Tất cả đứng im, nên nhớ tiền thuộc về Nhà nước, còn mạng sống thuộc về các người".

Mọi người trong ngân hàng nghe xong liền im lặng nằm xuống.

»» Điều này được gọi là: "Cách thức khai tâm - Thay đổi những suy nghĩ theo lối mòn"

Có cô nhân viên nằm trên bàn trong tư thế khêu gợi, một tên cướp hét lên: "Làm ơn cư xử văn minh, chúng tôi là cướp chứ không phải những kẻ hiếp dâm!"

»» Điều này được gọi là "Hành xử chuyên nghiệp - Chỉ tập trung vào công việc mà bạn được huấn luyện!"

Khi tên cướp quay lại, một tên cướp trẻ hơn (có bằng MBA) nói với tên cướp già hơn (kẻ mới tốt nghiệp hết phổ thông): "Đại ca, có phải đếm xem chúng ta cướp được bao nhiêu?". Tên cướp già gằn giọng: "Mày ngu lắm, bao nhiêu tiền, đếm thế nào được? Đợi đi, tối nay TV sẽ nói chúng ta cướp được bao nhiêu!"

»» Điều này được gọi là: "Kinh nghiệm - Ngày nay thì kinh nghiệm quan trọng hơn bằng cấp, sách vở"

Sau khi băng cướp rời khỏi, giám đốc chi nhánh định gọi báo cảnh sát. Kế toán trưởng vội vã chạy đến, thì thầm vào tai ngài: "Đợi đã, hay để 5 triệu chúng ta biển thủ vào trong số bị băng cướp lấy mất!"

»» Điều này được gọi là: "Bơi theo dòng nước - Chuyển đổi những tình huống bất lợi trở thành thuận lợi"

Người giám đốc tự nhủ: "Vậy thật tuyệt nếu cứ mỗi tháng lại có một vụ cướp!"

»» Điều này được gọi là: "Hãy loại bỏ những điều khó chịu - Hạnh phúc là điều quan trọng nhất"

Ngày hôm sau, TV đưa tin 100 triệu đã bị cướp khỏi nhà băng. Những tên cướp đếm đi đếm lại thì chỉ có 20 triệu. Chúng rất giận dữ: "Chúng ta mạo hiểm mạng sống của mình chỉ để lấy 20 triệu, bọn chó đó chỉ ngồi chơi mà cướp được 80 triệu. Đúng là học hành, có bằng cấp thì chúng nó được ngồi cái ghế đấy, cướp tiền siêu đẳng hơn chúng ta!"

»» Điều này giải thích tại sao: "Kiến thức thì giá trị như... vàng"

Cuối cùng người chủ ngân hàng mỉm cười bởi sự mất mát của ông trong cổ phiếu công ty khi vụ cướp xảy ra.

»» Điều này cho chúng ta biết: 'Cơ hội luôn đi kèm với rủi ro"

Kết luận: Trong cuộc sống luôn có những điều chúng ta có thể nhanh chóng nhìn ra, có những điều không như chúng ta thấy từ bên ngoài, và chân lý chỉ mang tính tương đối.

Quan trọng nhất là thái độ đối với cuộc sống này, hay cách nhìn chúng ta lựa chọn để mang lại vui vẻ, hạnh phúc cho bản thân, cho những người thân xung quanh mình.

»» Bài viết cùng chuyên mục: Câu chuyện 3 chai sữa và bài học về Marketing

Nguồn: Mạng Thư Viện

Làm sao để sáng tạo trong công việc?

Đã lâu rồi bạn không được tăng lương. Một đôi lần, sếp “bóng gió” rằng: Nhìn bạn làm việc quá chật vật!”. Thì bởi vì công việc vất vả thật chứ sao. Nhưng sao đồng nghiệp cũng làm việc như bạn mà lại có vẻ nhẹ nhàng, gọn gẽ? Tại sao bạn làm việc tốn công sức mà vẫn không hiệu quả?

Công việc ở một văn phòng trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như hiện nay, người quản lý không đơn thuần yêu cầu nhân viên là một con ong chăm chỉ, biết tuân lệnh và thực thi răm rắp mọi công việc được giao. Các sếp luôn muốn tìm thấy ở những nhân viên của mình một khả năng tư duy sáng tạo, tư duy độc lập, với những phát kiến táo bạo và không bị khối lượng công việc khổng lồ làm cho… kiệt sức.

Thực tế là trong mỗi con người đều ẩn chứa những khả năng sáng tạo mà nhiều khi chính bản thân bạn lại không biết. Nếu làm việc có phương pháp, công việc của bạn sẽ nhẹ nhàng hơn, và tất nhiên sẽ hiệu quả hơn nữa.


1. Tự tin vào chính mình

Nếu thiếu niềm tin bạn có thể làm được gì? Đã có câu danh ngôn rằng: “Tự tin là một nửa của thành công”. Không gì tệ hại hơn việc bạn chưa làm mà đã nghĩ tới thất bại. Bạn hãy vạch ra giấy ưu, nhược điểm, sở trường, kỹ năng,… Nếu được giao một nhiệm vụ nằm ngoài khả năng, hãy mạnh dạn trình bày với sếp để có điều chỉnh nhân sự phù hợp hơn. Còn hơn là bạn hậm hực nhận công việc đó rồi phàn nàn: “Làm sao mà mình làm được”.

Các ông chủ luôn khuyến khích những nhân viên thẳng thắn và có những phát kiến tốt. Nhưng đôi khi, sáng tạo của bạn không hiệu quả, hoặc đồng nghiệp xấu tính dèm pha dè bỉu bạn, đừng vì thế mà mất bình tĩnh hay nhụt chí.

Điều này không có nghĩa là bạn lao vào nghiên cứu một lĩnh vực hoàn toàn xa lạ. Hãy tìm cái mới ngay trong những gì đang tồn tại. Chẳng hạn như thay đổi phương thức giải quyết công việc, thay đổi nếp nghĩ, thay đổi trình tự làm việc… Chính sự thay đổi sẽ tạo cơ hội cho sáng tạo xuất hiện.

Ví dụ như bạn phải viết một bản báo cáo, hãy suy nghĩ xem bạn có thể đặt vấn đề bằng cách khác mọi người hay không, từ đó, biết đâu một hướng giải quyết mới sẽ ra đời và được đón nhận. Chỉ cần bạn dám thay đổi, công việc có thể sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều.


2. Sẵn sàng làm việc ở một vị trí, lĩnh vực mới

Nếu bạn muốn thăng tiến thì hãy coi đây là một thử thách. Đôi lúc, bạn cũng nên tự đặt mình vào vị trí khác. Bạn có thể tham gia câu lạc bộ các nhà quản lý, những diễn đàn công việc hay những cuộc thi hùng biện… Bạn cũng có thể tham gia học khiêu vũ, học đánh cờ tướng,… Tất cả những điều này có vẻ như vô bổ, nhưng ai mà biết được trong tương lai, những điệu nhảy cổ điển hay những thế cờ lại có thể giúp đỡ cho công việc của bạn, cho bạn một vài gợi ý tuyệt vời. Hay ít ra, bạn cũng có cơ hội được làm quen với một vài nhân vật quan trọng. Ngay trong cơ quan, bạn cũng nên hăng hái tham gia những công việc đòi hỏi sự sáng tạo như làm các đề tài khoa học, các hội thi phát minh, sáng chế hay thuyết trình…

3. Cùng làm việc nhóm với những bạn có cùng mục tiêu

Làm việc với một người khác, hoặc tốt hơn là với từ 3 đến 5 người, bạn sẽ có cơ hội được nghe nhiều ý kiến khác nhau. Cùng một vấn đề, nhưng mỗi người luôn có những quan điểm và cách nhìn riêng, nếu bạn được biết những quan điểm đó thì khả năng sáng tạo của bạn sẽ được phát huy rất nhiều.

Những thành viên trong nhóm có thể là đồng nghiệp, hoặc nhóm bạn thân của bạn. Mục tiêu là hợp tác để giải quyết một vấn đề chung. Để kích thích tư duy độc lập, mỗi thành viên trong nhóm tự lên phương án giải quyết riêng, sau đó sẽ đưa ra để tranh luận.


Tham khảo ý kiến người có kinh nghiệm

Những chỉ dẫn của người đi trước nhiều khi là chìa khóa mở cánh cửa sáng tạo. Khi gặp vấn đề khó không thể giải quyết, hãy tham vấn những người đi trước để có sự lưạ chọn đúng đắn nhất. Như thế bạn sẽ trở nên mạnh dạn và quyết đoán hơn trong giải quyết công việc.

Luôn tự kiểm tra công việc của mình

Bạn có thể tự đặt cho mình một loạt câu hỏi xung quanh những công việc đã hoàn thành, về kế hoạch công việc sắp tới… Liệu bạn còn cách giải quyết nào tốn ít thời gian và công sức hơn cách bạn đã chọn không? Công việc sắp tới liệu có thể thay đổi được không? Nếu đột xuất có rủi ro xảy ra thì bạn đã có phương án khắc phục chưa? Việc làm này sẽ giúp bạn nhìn nhận mọi khía cạnh của công việc được sáng suốt và chủ động hơn.

Đừng để ý tưởng trong suy nghĩ

Không phải là tất cả, nhưng trong những điều kiện thuận lợi, bạn nên biến suy nghĩ thành hành động. Bằng cách đó bạn sẽ chứng minh được tính thực tiễn trong sáng tạo của mình và sự tin tưởng của sếp đối với bạn cũng tăng lên. Điều này thực sự quan trọng, vì nếu bạn sáng tạo mà không ai biết hoặc không được sếp tin tưởng cho áp dụng vào công việc, thì sự sáng tạo đó là vô ích, phải không?

Xàm Xí Đú t/h - Theo VNN.

Bệnh chắc ăn

Facebook là mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay, được hàng triệu người trên thế giới sử dụng như một thú tiêu khiển hàng ngày. Và ông chủ của nó - Mark Zuckerberg là người được xem là có bộ óc xuất sắc của nhân loại trong thời đại mà chúng ta đang sống. Nếu bạn đang muốn khởi nghiệp nhưng vẫn còn e dè muốn "chắc ăn" thì đây sẽ là bài viết hữu ích cho bạn.

Mark Zuckerberg và bài học khởi nghiệp

Mark có một câu nói nổi tiếng: "The biggest risk is not taking any risk... In a world that changing really quickly, the only strategy that is guaranteed to fail is not taking risks." tạm dịch là: "Rủi ro lớn nhất là không dám rủi ro. Trong thế giới thay đổi nhanh chóng hiện nay, có một cách làm đảm bảo bạn sẽ thất bại trong mọi thứ, chính là không dám mạo hiểm".

Câu nói nổi tiếng của Mark Zuckerberg về khởi nghiệp.
Như vậy, tâm lý "chắc ăn" sẽ chứa đựng nhiều rủi ro hơn "mạo hiểm". Ví dụ như một con tàu ra khơi sẽ an toàn hơn việc nó nằm ở cảng. Bởi vì bão tố hay sóng thần không gây hại ngoài khơi, nó chỉ tàn phá đất liền, nơi con tàu tưởng như bình yên trú ngụ.

Thế giới đã khác, cách tiếp cận của giới trẻ phải khác. Đặc biệt là việc chọn nghề để học và chọn việc để làm, để khởi nghiệp.

Trong thế giới hiện đại, hình mẫu ngoan hiền, vở sạch chữ đẹp, "khi đi em hỏi khi về em chào, miệng em chúm chím" không được đánh giá cao nữa. Mà thay vào đó, hình mẫu cá tính, đột phá, quyết đoán, làm khác, nghĩ khác, xê dịch, mạo hiểm, thay đổi...(nhưng không phải hư hỏng) là hình mẫu giới trẻ mà thế giới đang cần. Nhưng thật tiếc là cái hình mẫu này lại vô cùng hiếm ở châu Á. Chữ "ngoan" là một chữ không có tương đương trong tiếng Anh, tiếng Pháp. Ngoan ở châu Á nghĩa là biết vâng lời (obedient). "Không hư" mới là từ mới có giá trị hơn. Nếu bạn cần lựa chọn, hãy chọn 1 bạn trẻ không hư vào làm, bạn sẽ được việc hơn 1 bạn trẻ ngoan (trừ việc văn phòng, thư ký).

Lại nói về dượng Tony...

Theo lời ông dượng Tony kể, có nhiều bạn trong CLB khởi nghiệp, khi yêu cầu thay đổi kiểu tóc, đầu đinh hay nhuộm mới, liền nói "mẹ mắng chết". Kêu lên Đà Lạt họp khảo sát farm trên đó thì chỉ có khoảng 40% bạn đi, 60% còn lại "mẹ không cho, bạn gái không đồng ý, anh xã không muốn".

Bạn đã thấy có tỷ phú nào hỏi mẹ "mẹ ơi, con mở công ty nhé" rồi bà mẹ nói "Ừ" một tiếng rõ to mới dám mở, còn "KHÔNG" thì nước mắt rưng rưng. Còn cái việc hợp tác làm ăn, mua bán, kinh doanh với thể loại tới đoạn quyết định thì "để về hỏi lại vợ" hay kiểu "ậm ờ 50%" thì thôi, chỉ là cò con. Hay kiểu công ty mà chồng làm giám đốc, vợ làm kế toán để "chắc ăn" thì chỉ mãi mãi nằm ở quy mô trách nhiệm hữu hạn doanh số tầm tầm, vì có những cơ hội kinh doanh, "bà kế toán" không duyệt vì sợ mất.

Có bạn trẻ "chân trong chân ngoài", vẫn đi làm, khởi nghiệp vào ban đêm, "pạc-tham" hay cuối tuần, vì sợ "khởi nghiệp thất bại mà việc cũng mất", đợi khởi nghiệp thành công mới xin nghỉ việc. Thì cả 2 đều tèo.

Hay lại có bạn quyết tâm du học, luyện IELTS, SAT để xin học bổng nước ngoài mà cũng sợ không được, "cố hết sức bình sinh" luyện luôn toán lý hoá để đậu ĐH "tốp" trên trong nước thì...cả 2 đều không đạt. Một số bạn thì xin Tony cho học bổng đi du học, tới đoạn yêu cầu viết tự luận và nộp hồ sơ thì "thôi con không đi, con đang mua nhà trả góp. Trước khi đi du học, con phải có 1 cái nhà ở đây cho ba mẹ. Con trả góp 10 năm nữa là xong".

Thế giới của người thành đạt không dành cho người "tính toán chắc ăn". High risk, high return. Nếu bạn không có tính mạo hiểm, thì đừng ước mơ xa xôi. Sẽ khổ tâm, khổ trí. Thà làm một anh nhân viên quèn, ngồi gõ phím tới tháng lãnh lương cho nhẹ lòng.

Xàm Xí Đú t/h. - Theo TNBS.

Khi bị bắt vào viện tâm thần, làm thế nào để chứng minh bạn là người bình thường?

Trong cuộc sống, vì sao chúng ta cứ mãi chứng minh cho người khác thấy về bản thân mình? Vốn dĩ điều đó không cần thiết. Mời các bạn cùng đọc câu chuyện sau đây và suy ngẫm nhé!

Câu chuyện về 3 bệnh nhân tâm thần

Tại một bệnh viện tâm thần của nước Ý, do tài xế chuyên chở bệnh nhân lơ là nhiệm vụ mà bắt nhầm ba người bình thường. Ba người đó bị nhốt trong viện ròng rã suốt 28 ngày trời, hai người trong số đó còn suýt chút nữa vì điều này mà biến thành bệnh nhân tâm thần thật sự.  Và làm thế nào họ đã thoát ra được?


Grey Back - ký giả của tạp chí Toread của Mỹ đã đến nước Ý để mà tiến hành phỏng vấn ba người bất hạnh vừa mới được cứu thoát này.

Nguyên nhân ban đầu là do một tài xế phụ trách vận chuyển những người mắc bệnh tâm thần, trên đường đã để cho ba người bệnh bỏ chạy mất. Để không bị mất việc, ông ta lái xe đến một trạm xe buýt, bảo với mọi người rằng ông lái xe miễn phí. Cuối cùng, ông đã “dụ” được 3 người lên xe, rồi gắn mác “bệnh nhân tâm thần” vào những vị khách này.

Như mọi người chúng ta đều biết, một người bị bệnh tâm thần nếu muốn ra khỏi bệnh viện thì cách duy nhất chính là chứng minh bản thân mình không bị bệnh tâm thần. Ba người họ đã làm được điều đó như thế nào?

Theo báo cáo của Grey Back, hai người trong số họ đã dùng đủ mọi cách để mà chứng minh với nhân viên y tế rằng mình không phải người điên. Tuy nhiên, họ nói càng nhiều nhân viên y tế càng tin chắc rằng họ chính là người điên.

Dưới đây là cuộc phỏng vấn của Grey với anh A:

Grey: Khi ông bị nhốt vào trong bệnh viện tâm thần, ông đã nghĩ ra cách gì để mà giải cứu mình vậy?

A: Tôi nghĩ rằng, nếu muốn đi ra, trước hết cần phải chứng minh rằng bản thân mình không có bị bệnh tâm thần.

Grey: Vậy ông đã chứng minh như thế nào?

A: Tôi nói: Trái đất hình cầu, câu nói này chính là chân lý. Tôi nghĩ, người nói ra chân lý sẽ không bị xem là bệnh tâm thần.

Grey: Cuối cùng ông có thành công không?

A: Không, khi tôi nói câu này đến lần thứ 14, nhân viên y tế đã chích một mũi kim vào mông tôi.

Và đây là cuộc phỏng vấn với anh C

Grey: Ông đã ra khỏi bệnh viện tâm thần như thế nào?

C: Tôi và A được B cứu ra ngoài đấy. Anh ấy đã thành công mà ra khỏi bệnh viện tâm thần, sau đó liền đi báo cảnh sát.

Grey: Lúc đó, chẳng phải ông cũng tìm cách để ra khỏi đó?

C: Đúng vậy, tôi nói với họ rằng tôi là nhà xã hội học. Tôi nói rằng tôi biết tổng thống nhiệm kỳ trước của nước Mỹ là Clinton, thủ tướng nhiệm kỳ trước của nước Anh là Blair. Khi tôi nói đến tên các vị lãnh tụ của các đảo quốc thuộc Nam Thái Bình Dương, họ liền chích cho tôi một mũi. Tôi không còn dám nói tiếp nữa.

Grey: Vậy B đã giải cứu các ông ra ngoài như thế nào?

C: Sau khi anh ấy bị bắt vào trong đó, cái gì cũng không nói. Lúc cần ăn cơm thì ăn cơm, lúc nên ngủ thì đi ngủ, những lúc cần xem sách đọc báo thì xem sách đọc báo. Khi các nhân viên y tế cạo mặt cho anh, anh ấy sẽ nói cảm ơn. Khi đến ngày thứ 28, họ đã để anh xuất viện.

Người B sau khi thoát ra liền đi báo cảnh sát, nhờ vậy mà giải cứu được hai người bạn kia. Thì ra là đơn giản như vậy, biện pháp tốt nhất lại chính là không cần phải chứng minh gì cả.

Grey Back đã phát biểu cảm khái như vậy trong bài viết của mình: “Một người bình thường muốn chứng minh sự bình thường của chính bản thân mình, đó là điều vô cùng khó khăn. Có lẽ chỉ có những ai không cố gắng để chứng minh bản thân mình, mới được xem là người bình thường vậy”.

Về sau, nhiều người khác đã để lại những lời bình luận liên quan đến bài viết này trên trang mạng.

Có lời bình khá sâu sắc...

Càng là người bình thường thì càng không cần phải chứng minh mình với người khác rằng bạn là người bình thường, còn với những tay cao thủ thì tất nhiên cũng không cần phải chứng minh với người khác rằng mình đã là cao thủ.

Những người dùng đủ các loại phương thức nào đó để chứng minh rằng bản thân mình đang nắm chắc chân lý trong tay, những ai dùng đủ các phương thức để chứng mình bản thân mình tri thức vô cùng phong phú, bao gồm những người dùng các phương thức để chứng minh rằng bản thân mình rất giàu có, đều có thể bị xem là người điên, chỉ có điều là chính bản thân họ không biết mà thôi. Tỷ như những người trong lòng không chín chắn mới hết lần này đến lần khác muốn chứng minh và biểu hiện với người khác mình trông rất chín chắn, vì họ lo sợ rằng bản thân sẽ bị người khác cho là mình vẫn chưa chín chắn.

Qu câu chuyện này, có thể suy rộng ra theo hướng: bạn vốn không cần phải giải thích với người khác về bản thân mình, vì đối với những người yêu mến bạn thì việc đó vốn dĩ không cần thiết, còn đối với những người không yêu mến bạn thì cho dù bạn có nói thế nào thì họ cũng sẽ không tin. Vậy nên tôi cho rằng nếu muốn chứng mình bản thân là người bình thường, thì tốt nhất là không nên làm quá nhiều thứ và nói quá nhiều lời.


Núi dẫu không nói rõ độ cao của mình, thì độ cao chót vót của nó cũng không hề bị ảnh hưởng; biển không nói rõ độ sâu của mình, thì việc dung nạp trăm sông đổ dồn về nó cũng không bị ảnh hưởng; mặt đất dẫu không nói rõ độ dày của mình, thì cũng không có ai có thể thay thế nó làm chỗ dựa cho vạn vật được.

Xàm Xí Đú t/h.