Hiển thị các bài đăng có nhãn nhiếp ảnh. Hiển thị tất cả bài đăng

Bộ ảnh ngất ngây mùa hoa súng miền Tây

Cuối tháng 8, cánh nhiếp ảnh đã hú gọi nhau. Dù biết mấy năm mùa lũ không về nhưng ai cũng hi vọng một mùa nước tràn đồng. Nước chưa về, nhưng bông súng thì vẫn nở.

Hoa súng và tuổi thơ. Photo by Internet.
Bạn bè tôi nhiều người quê vùng đồng bằng, đâu đó trong mắt có hàng mưa giăng miệt Long An, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Mỹ Tho, Cần Thơ, Bạc Liêu. Mùa mưa là bông súng dại đua nhau nở đầy trên ven sông, kênh rạch, đồng trũng, ao, đìa...

Loài hoa mà mùa nắng cứ tự vùi hạt, thân củ, rễ xuống tầng đất sâu, chờ mưa xuống, nước lên thì lặng lẽ mọc, lặng lẽ khoe sắc khắp mọi nơi để có một mùa hoa thu hoạch bông súng. Mùa của những món ăn dân dã ngon tuyệt.

Trong tuổi thơ của bạn bè tôi ai cũng có những mùa nước nổi chèo xuồng đi nhổ bông súng trên cánh đồng xa. Là những lúc ướt lướt thướt, lạnh căm căm, nhưng đổi lại có món học phí lận lưng, có chút tiền bỏ túi lên thành phố mà vào năm học mới.

Là hình ảnh những người mẹ, người chị chống xuồng đi từ khuya để đi nhổ bông súng cho nhiều, cho kịp (vì tới trưa bông nở sẽ đắng) mang ra chợ bán, kiếm tiền mua gạo và các thứ. Là niềm vui hớn hở qua một xuồng đầy những bông súng tươi non.

Trong khi lang thang vùng An Giang, chúng tôi may mắn làm quen được một vài chị đang ngồi lặt bông súng ven lạch. Theo lời các chị, những năm gần đây lũ không còn về, nên những người dân vùng sông nước cứ canh đến khi trời đổ mưa là đi dọn ruộng vét ao, chờ mưa nhiều cho súng mọc lên...

Thường bông súng không gieo trồng, cứ mưa xuống là theo đất dưới sình mọc lên. Nước dâng cao, bông súng cũng cao theo. Mưa càng nhiều nước thì bông súng càng dài cọng, mềm mại, tươi non.


Cứ chèo xuồng đi nhổ những cọng bông xanh non tươi về, làm sạch bùn đất. Chỉ cần bứt bỏ bông nở, lấy thân súng, tước bỏ lớp vỏ ngoài mỏng rồi khoanh tròn lại, giao cho vựa. Từ đó họ giao ra chợ, cho nhà hàng. Còn lại thì chế biến các món ăn.

Với bà con miệt đồng thì xào, nấu canh chua, làm dưa... món nào cũng ngon, ngon nhất làm cái lẩu bông súng mắm kho. Cái món ăn dân dã từ thời cha ông lưu truyền tới giờ, mà đâu phải ai cũng biết ăn và được ăn.

Theo chỉ dẫn, chúng tôi thuê xuồng và lội vô một đồng súng miền sâu. Giữa đồng hoang, ngoài vài chòi giữ súng thì gần như vắng bóng người.

Những người dân ở đây kể thêm dù là loài mọc tự nhiên, thân phát triển theo con nước, nhưng do lũ không còn về nên phải lo trồng để có thu nhập. Chính vì trồng nên phải canh, phải lo chăm sóc. 

Còn một số hái súng tự do thì bơi xuồng sang các cánh đồng trũng giáp biên giới Campuchia. Nơi đây còn súng hoang nhiều nên dài và to, nhưng đi vậy cực lắm. Đêm gió lạnh, không khéo lại lật xuồng trong khuya... Họ thở dài và bỏ lửng câu nói.

Không có gì thích cho bằng được ngắm các cô thiếu nữ đôi mươi trong bộ bà ba đi hái bông súng. Photo by Internet.
Bông súng "ta" thường có màu tím đỏ, cọng mập do được chăm sóc tốt. Còn súng hoang thường màu trắng, cọng dài, có khi đến 5 - 7m. Súng bên sát biên giới Campuchia thì to cọng và bông, có khi một bó hai người lớn khiêng mới nổi.

Mấy hôm nay mưa, sáng sớm ở các xóm vùng biên người đi bẻ súng rộn ràng hẳn. Ngoài sông thì giũ súng, trên bờ thì xe ba gác, xe đạp chất đầy súng, có bó khoanh tròn, có bó thẳng tắp... Chừng hửng sáng thì hết.

"Mấy ông nhiếp ảnh muốn chụp phải dặn trước để họ chừa lại, mà phải đi thiệt sớm”, một chị cười nói.

Chia tay những người dân chơn chất vùng đồng nước. Chợt thấy quá cảm phục những người dân vùng quê. Để có những món ăn ngon từ bông súng tươi lành vươn lên từ bùn đất phù sa, bao nhiêu con người đã phải rất vất vả, dãi dầm sương gió.

Với súng hoang (được nhổ từ đồng sâu sát vùng biên giới). Phải tẻ ra như thế mới giũ sạch được. Loại súng này để nguyên, không bó tròn mà chất luôn lên xe ba gác đẩy đến điểm thu mua. Photo by Internet.

Một cánh đồng trồng súng ở miền Tây. Chủ ruộng yêu cầu không nêu địa danh vì ngại... bị làm phiền. Photo by Internet.

Mênh mông đồng súng miền Tây. Photo by Internet.

Mùa súng, cả nhà cùng làm việc từ sớm. Photo by Internet.

Sau khi sơ chế, bông súng khoanh tròn sẽ cho vào bao nhựa, giao lại vựa thu mua. Photo by Internet.

Hoa súng chờ giao mối lái tại chợ ngã năm Sóc Trăng. Photo by Internet.

Hoa súng bày bán ở chợ quê. Photo by Internet.

Trên cung đường Vĩnh Long, chợt bắt gặp một người đàn ông với bó bông súng vừa nhổ trên vai. Photo by Internet.

Món ngon miền Tây: cá Linh kho tộ cùng bông điên điển và cọng súng non. Photo by Internet.
Theo: Internet.

Khung cảnh hoang tàn trong công viên khủng long ở Anh

Trong một lần khám phá công viên khủng long bị bỏ hoang ở Tamworth, Staffordshire, Anh - Nhiếp ảnh gia Jason Kirkham đã ghi lại những hình ảnh u tối, hoang tàn nơi đây.

Trong khi nhiều người thích tới các điểm tham quan mới, các nhà thám hiểm đô thị thường tìm kiếm những nơi từ lâu đã bị lãng quên. Jason Kirkham đã ghi lại những hình ảnh ma mị ở công viên khủng long tại Staffordshire, Anh.

Điểm tham quan này là một phần của công viên Drayton Manor. Khu thế giới khủng long đã đóng cửa vài năm trước khi Kirkham tới đây vào 2010.

Nhiều tượng khủng long bị bỏ lại và nằm phủ bụi khi điểm tham quan được chuyển tới khu khác của công viên.

Một số tượng, như tượng người tiền sử, phủ lớp mạng nhện dày.

Tấm biển bên phải có dòng chữ mời gọi du khách “khám phá những điều kỳ diệu của thời tiền sử”. Nhiều khu vực khác đã cũ kỹ, phủ đầy lá rụng.

Thiên nhiên đã dần chiếm hữu công viên. Các bức tượng còn nguyên vẹn nhưng đã mọc đầy rêu.
>> Xem thêm: Sài Gòn hoa lệ và những người chụp ảnh dạo cuối cùng.

Một số điểm tham quan trong nhà vẫn còn tốt, như bản sao hóa thạch này.

Kiến trúc bên ngoài đã bị thời tiết bào mòn. Tấm biển này gần như đã mất hết chữ.

Một số thiết bị in đậm dấu ấn thời gian, như phần gỗ quanh nút “push” ở bức ảnh này.

Dino Trail, điểm tham quanh thay thế Dinosaur Land, vẫn hoạt động tới ngày nay. Trong ảnh là một tờ quảng cáo đã bạc màu.

Trong lúc khám phá nơi bị bỏ hoang này, nhiếp ảnh gia 44 tuổi đã thấy tượng T-Rex, voi mammoth và tượng Brontosaurus.

Khoảng 20 loại khủng long và sinh vật thời tiền sử được trưng bày ở Dinosaur Land.

Một cánh cửa với tấm biển viết tay là ranh giới duy nhất giữa khu trưng bày trong nhà và thế giới bên ngoài.
Theo: Zing.


Sài Gòn hoa lệ và câu chuyện về những người thợ chụp ảnh dạo cuối cùng

Từ khi điện thoại thông minh dần trở nên phổ biến, nhiều người không còn mặn mà với ảnh lưu niệm. Theo đó, những người thợ "chụp ảnh dạo" cũng gặp nhiều khó khăn.

Chú Duy Giàu (quận 5, TP HCM) đã gắn liền với khu vực xung quanh khu Nhà thờ Đức Bà hơn 30 năm, ngân ấy thời gian "chụp ảnh dạo" đủ để chú chứng kiến nhiều thăng trầm trong nghề này. 

"Những năm cuối thập niên 80, đầu 90 của thế kỷ trước, quanh nhà thờ khoảng 20 thợ. Hiện số đăng ký khoảng 8, nhưng người còn chụp chỉ đếm trên đầu ngón tay", chú Giàu kể.

Hiện không khó để bắt gặp hình ảnh những người thợ chụp hình dạo tại Nhà thờ Đức Bà, Đầm Sen, phố đi bộ Nguyễn Huệ, Thảo Cầm Viên, khu du lich Suối Tiên... Tuy nhiên, theo nhiều thợ ảnh, họ là những người cuối cùng còn bám trụ vì yêu nghề. 

Chú Duy Giàu - một người đã gắn bó hơn 30 năm với nghề chụp ảnh dạo. Photo by Khải Trần.
Trong khoảng 5 năm trở lại đây, các thiết bị di động mà cụ thể là smartphone hỗ trợ chụp ảnh ngày càng tốt. Các nhà sản xuất lớn trang bị thêm nhiều công nghệ, hỗ trợ người dùng có các bức hình không thua kém nhiều máy ảnh chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, xu hướng chụp ảnh selfie, camera trước nâng lên từ 5, 8 và 13 megapixel, đi kèm các công nghệ chỉnh sửa, chúng khiến bất cứ ai cũng có thể tự chụp bức hình đẹp cho chính mình.

Thật không khó để bắt gặp những khu vực quanh các điểm vui chơi ở TP HCM, phần lớn khách tham quan, đặc biệt giới trẻ đều tự chụp ảnh. Họ dùng smartphone, số khác có mang theo máy ảnh du lịch, các dòng mirrorless nhỏ gọn hay DSLR chuyên nghiệp.

Nhớ lại những ngày mới vào nghề, chú Giàu cho biết: "Khi đó muốn chụp ảnh là phải trải qua cuộc kiểm tra lý thuyết và chụp thực tế. Máy ảnh phần lớn phải chỉnh bằng tay, thông số đều được các thợ chụp tự ghi nhớ trong đầu".

"Có những lần chụp không như ý, các thợ chụp lại phải xin lỗi khách và chụp lại. Người dễ thì đồng ý, có người lại chửi vài câu rồi bỏ đi. Nhiều lúc khách đông, thợ lắp không vào phim, chụp hơn chục tấm mà phim không nhảy", ngồi nghỉ dưới bức tượng Đức Mẹ trước nhà thờ, chú Giàu vừa lau mồ hôi, vừa kể.

"Trước đây, mọi người không có máy móc nên ai cũng muốn lưu lại khoảnh khắc đẹp nhất của mình khi đi chơi. Mỗi lần khách chụp liên tục 4-5 ảnh nhưng chỉ thay đổi dáng đứng, cách ngồi, khuôn mặt ai cũng rất nghiêm túc rất ít ai cười khi chụp hình", chú Giàu chia sẻ.

Các công nghệ chụp ảnh trên smartphone ngày càng tốt, người chụp ảnh dạo ở Sài Gòn ngày càng ít. Photo by Khải Trần
Công việc của một thợ ảnh bắt đầu từ 8 giờ sáng, hoặc có thể sớm hơn nếu thời tiết tốt, hay cuối tuần. Hiện tại, nhiều người có thể ở lại chụp thêm buổi tối ở các khu vực như Đầm Sen, phố đi bộ Nguyên Huệ. Tuy nhiên, lượng khách ngày một ít, để tránh tranh nhau, họ phân công nhau người có mặt vào sáng, chiều, tối.

"Nhiều khi, mời chào khách cả ngày nhưng không có lấy một tấm ảnh", chú Hải, một thời mới chuyển ra phố đi bộ Nguyễn Huệ nói. Theo nhiều thợ ảnh, hiện ngày nào may mắn gặp được đoàn khách du lịch, họ có thể kiếm được 5-6 khách.

"Thu nhập không cao, nhưng các thợ chụp ảnh vẫn cố bám trụ với nghề. Phần vì đã gắn bó quá lâu, nhưng cũng do tuổi cao, giờ có muốn thay đổi nghề khác cũng khó", chủ Hải nói.

Không chỉ chụp ảnh dạo, nhiều người giờ phải chuyển qua các hình thức khác như chụp sinh nhật, đám cưới, đám ma.

Khi hỏi về thế hệ nối tiếp, hầu hết các thợ chụp ảnh đều lắc đầu. "Chụp ảnh dạo đòi hỏi tính kiên nhẫn, thu nhập không cao, chưa kể người chụp phải chịu nhiều nắng gió", theo chú Giàu, họ có thể là những người chụp ảnh dạo cuối cùng ở Sài Gòn.

Xàm Xí Đú t/h - Theo Zing.

Những việc cần làm trước khi chụp để có bức ảnh đẹp


Nếu bạn cũng là một người đam mê nhiếp ảnh và muốn mình có được thật nhiều những bức ảnh đẹp để chia sẻ lên các website thư viện ảnh... thì đừng quên rằng chụp ảnh không khó, nhưng để chụp được những bức ảnh ấn tượng đòi hỏi phải có kiến thức và sự chuẩn bị kĩ càng. Bởi vậy, trước khi cầm máy ảnh lên và bấm nút chụp, hãy tự hỏi mình một số câu hỏi sau đây.

Mình đang chụp gì?


Cho dù bạn đang chụp chân dung, phong cảnh hay bất kì thể loại ảnh nào, điều quan trọng nhất là xác định được chủ thể của bức ảnh. Giả dụ bạn đang chụp ảnh phong cảnh, yếu tố nào trong cảnh trí đã thu hút bạn? Bạn muốn tập trung vào mặt hồ tĩnh lặng hay những rặng cây? Đừng bấm máy cho đến khi bạn biết bạn muốn chụp những gì.

Bạn muốn kể câu chuyện gì thông qua bức ảnh này?


Những bức ảnh tuyệt vời nhất không chỉ là những bức ảnh đẹp. Để thực sự tạo được ấn tượng, bức ảnh của bạn phải mang một thông điệp hoặc kể một câu chuyện rõ ràng đến với người xem.

Ánh sáng đã cân bằng chưa?


Hãy nhìn vào màn hình một lần nữa xem vùng tối có bị mất chi tiết không? Vùng sáng có bị cháy không? Kiểm tra xem thông số của máy có gì sai lệch khiến bức hình của bạn bị sáng quá hoặc tối quá không, có cần sử dụng thêm flash hay đèn chiếu bổ sung?

Góc máy của mình như thế nào?


Nhiếp ảnh luôn đòi hỏi sự sáng tạo. Vì thế, hãy thử tất cả các góc máy có thể. Hãy trở nên sáng tạo và đừng ngại thử nghiệm.Tùy từng trường hợp, một góc máy từ dưới lên hoặc từ trên xuống có thể khiến bức ảnh của bạn thêm ấn tượng.

Thời điểm đã chuẩn chưa?


Căn đúng thời điểm là một yếu tố quan trọng, đặc biệt là khi chủ thể của bạn đang chuyển động. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến ánh sáng, hoặc cảnh quan bạn đang chụp. Những ánh đèn xe, người qua đường hay một đàn chim bay qua, tất cả đều có thể ngẫu nhiên trở thành một góc ảnh tuyệt vời hoặc một thảm họa, tùy thuộc vào việc bạn lựa chọn thời điểm.

Bố cục như thế nào?


Bố cục cũng là một yếu tố quan trọng không kém. Hãy chắc chắn rằng trong khung hình của bạn không có những chi tiết thừa gây khó chịu. Nếu chụp người, đừng để bị cắt tay thiếu chân hoặc đứng rời rạc nhau trong khung hình.Bạn có thể lựa chọn giải pháp an toàn, chụp rộng ra một chút và crop lại khi hậu kì, tuy nhiên hãy cố sắp xếp bố cục hợp lí nhất có thể khi bấm máy.

Máy đã cân bằng chưa?


Hãy chắc rằng đường chân trời trong bức ảnh của bạn không bị nghiêng. Kiểm tra các đường dọc xuất hiện trong hình như cạnh nhà, cây cối và chắc rằng chúng thẳng hàng. Hầu hết các máy ảnh kĩ thuật số đều hiển thị thanh đo cân bằng để giúp bạn làm công việc này.

Làm sao để chủ thể nổi bật?


Hãy suy nghĩ về việc làm thể nào để nhấn mạnh chủ thể trong bức hình. Bạn có cần khẩu độ lớn hơn để tách biệt chủ thể và hậu cảnh? Liệu bạn có cần thay đổi góc máy và bố cục để chủ thể nổi bật hơn?

Xàm Xí Đú t/h - Theo Mạng thư viện