Hiển thị các bài đăng có nhãn công nghệ sinh học. Hiển thị tất cả bài đăng

[Công nghệ sinh học] Trồng lúa và nuôi cá trong hồ sinh học nước thải chăn nuôi

Trong một lần tình cờ lướt internet, vô tình thấy một công nghệ sinh học khá độc đáo. Có thể một số bạn đã biết đến cách này rồi, nhưng một số thì không. Vì thế, mở đầu cho chuyên mục Công nghệ sinh học tôi quyết định chia sẻ công nghệ này với hy vọng các bạn có thể thử nghiệm trên thực tế. Công nghệ: nuôi trồng trên hồ sinh học nước thải chăn nuôi.

[Công nghệ sinh học] Trồng lúa và nuôi cá trong hồ sinh học nước thải chăn nuôi
Ý tưởng trồng lúa, rau trên hồ sinh học nước thải chăn nuôi. Photo by Internet.
Bài viết này không nhằm mục đích thương mại, chỉ nhằm mục đích chia sẻ cách làm mới cho người dân.

Xử lý nước thải trang trại chăn nuôi luôn là vấn đề khiến các chủ trang trại cảm thấy đau đầu. Đơn cử là các trang trại nuôi heo, vấn đề ô nhiễm môi trường và chi phí trong xử lý nước thải nuôi heo là rất lớn. Giải pháp tối ưu nhất để giải quyết vấn đề này là xây dựng hồ sinh học để xử lý.

Thật vậy, thực tế hiện nay nhiều trang trại chăn nuôi có diện tích hồ sinh học rất lớn. Và đa số các hồ sinh học đều được sử dụng các phương pháp xử lý sinh học như dùng vi sinh xử lý nước thải chẳng hạn, các chế phẩm vi sinh này rất an toàn với hệ sinh thái và chúng giúp xử lý nước thải của trang trại sạch hơn.

[Công nghệ sinh học] Trồng lúa và nuôi cá trong hồ sinh học nước thải chăn nuôi
Hồ sinh học của các trang trại chăn nuôi rất lý tưởng cho việc nuôi cá và trồng rau phục vụ chăn nuôi. Photo by Internet.

Nuôi trồng trên các hồ sinh học

Với điều kiện như vậy, tại sao không thử một vài ý tưởng "hay ho" để phát triển! Sau khi tham khảo ở một số trang trại, tác giả đã nảy ra 2 ý tưởng: nuôi cá trong ao sinh học và trồng lúa trên ao sinh học. Với những ý tưởng này, các chủ trang trại có thể tận dụng ao sinh học một cách triệt để nhất.

a. Nuôi cá trong ao sinh học

Các loại cá như: cá rô, cá trê, cá lóc, cá tra, cá basa,... là rất thích hợp để nuôi trong các hồ sinh học. Bởi hàm lượng chất dinh dưỡng có trong nước thải trong chăn nuôi là rất lớn, đây cũng chính là nguồn thực phẩm cung cấp chính cho những loại cá trên. Từ đó, cá sẽ phát triển rất nhanh và sinh sản tăng số lượng, đó sẽ trở thành nguồn thực phẩm phụ vô cùng dồi dào.

[Công nghệ sinh học] Trồng lúa và nuôi cá trong hồ sinh học nước thải chăn nuôi
Một dự án nuôi cá tra trong hồ sinh học. Photo by Internet.

b. Trồng trọt trên bề mặt hồ sinh học

Ngoài việc nuôi cá, hãy thử vận dụng cách trồng rau hoặc lúa ngay trên bề mặt hồ sinh học để làm thực phẩm phục vụ trong chăn nuôi. Các loại rau bạn có thể trồng như: lúa cho heo ăn, cỏ voi cho bò ăn, và một số loại rau. Vậy, cách làm như thế nào?

[Công nghệ sinh học] Trồng lúa và nuôi cá trong hồ sinh học nước thải chăn nuôi
Ý tưởng trồng lúa, rau trên hồ sinh học. Photo by Internet.
Cách làm cũng không thật sự quá khó, vấn đề là bạn có khéo tay và cũng cần một ít kinh nghiệm trong trồng trọt.

Bước 1: Chuẩn bị các bè trồng trọt

Bạn có thể dùng các loại như: bè tre, bè xốp, hoặc bè được kết những các ống nhựa pvc, vỏ chai,... và đặt vào đó một ít đất kém dinh dưỡng để làm nơi trồng. Để tăng năng suất cây trồng, bạn có thể kéo thêm 1 bóng điện tròn ra giữa hồ để dùng chiếu sáng vào ban đêm.

Bước 2: Cách gieo trồng

Sau khi gieo hoặc trồng cây lên các bè, dùng nước từ hồ sinh học để tưới cây (dùng nước ở hồ sinh học cấp 2 hoặc cấp 3 để ít bị ô nhiễm), khi hạt đã bắt đầu nảy mầm nghĩa là chúng đã thích nghi với nước thải, lúc này hãy thả các bè xuống hồ sinh học.

Trong quá trình sống, cây hút chất dinh dưỡng từ nước thải và góp phần xử lý nước thải thêm một lần nữa trước khi thải ra môi trường bên ngoài.

* Lưu ý:

- Lớp đất trồng thích hợp là khoảng 30cm (đối với cây lúa, rau) và 50cm (đối với cỏ voi). Đây là điều kiện tốt nhất để cây nảy mầm, bộ rể của cây sẽ tìm chất dinh dưỡng và mọc cắm xuống dưới nước.

- Nếu là bè tre, lưu ý buộc thêm vào đó 1 thùng xốp để đảm bảo các bè luôn nổi trên mặt nước.

- Lưu ý buộc cái bè trồng cố định ở một nơi nào đó, để đến công việc thu hoạch về sau được dễ dàng hơn.

- Dùng vi sinh EcoCleanTM 501 để xử lý nước thải chăn nuôi hiệu quả nhất.

Theo: Internet.