Hiển thị các bài đăng có nhãn gia đình. Hiển thị tất cả bài đăng

3 món sinh tố bơ ngon khó cưỡng

Mùa hè là mùa của bơ, bạn tha hồ kết hợp các loại trái cây, rau khác nhau tạo nên món sinh tố bơ ngon tuyệt. Cùng tham khảo 3 cách làm đơn giản sau đây!

1. Sinh tố bơ chuối kiwi

Nguyên liệu:

- ½ trái bơ
- 1 quả kiwi
- 1 thân cây cần tây to
- 1 trái chuối
- 150ml nước

Cách thực hiện:

Bơ bạn bỏ vỏ, cắt miếng vừa. Cần tây rửa sạch, cắt khúc. Chuối bóc bỏ vỏ cắt miếng vừa. Kiwi gọt vỏ cắt lát. Bạn cho tất cả nguyên liệu vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Bạn thích uống đặc hay lỏng có thể thêm nước tùy thích.

Bạn rót sinh tố ra ly và thưởng thức! Bạn thích uống lạnh nên để nguyên liệu trong ngăn mát tủ lạnh 2 giờ trước khi xay sinh tố. Nếu thích uống ngọt bạn có thể thêm một chút đường. Trang trí thêm lát kiwi trên miệng cốc cho cốc sinh tố thêm yêu.


2. Sinh tố bơ táo chuối


Nguyên liệu

- ½ trái bơ
- 5 lá rau diếp xoắn
- 1 muỗng canh nước chanh (hoặc cam)
- 1 quả táo
- 1 quả chuối
- 1 nhánh nhỏ gừng
- 250ml nước
- Máy xay sinh tố

Cách thực hiện:

Táo rửa sạch, gọt vỏ cắt bỏ lõi, cắt miếng. Chuối lột vỏ cắt miếng. Bơ bỏ vỏ cắt miếng. Gừng gọt vỏ cắt lát. Rau diếp rửa sạch miếng khúc. Bạn cho tất cả nguyên liệu vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn.

Bây giờ, bạn rót sinh tố ra ly và thưởng thức. Cách làm món sinh tố này đơn giản, chỉ cần có máy xay bạn kết hợp các loại trái cây và rau với nhau có ngay ly sinh tố thật thơm ngon hấp dẫn.


3. Sinh tố bơ táo kiwi:


Nguyên liệu:

- ½ trái bơ
- 1 quả táo
- 1 quả kiwi
- 1 muỗng cà phê nước cốt chanh
- 100gr rau bina
- 1 muỗng cà phê hạt lanh
- 1 muỗng canh lát hạnh nhân
- 250ml nước
- Máy xay sinh tố

Cách thực hiện:

Với các nguyên liệu bơ, táo, kiwi bạn rửa sạch gọt vỏ cắt miếng. Rau bina rửa sạch để ráo nước. Bạn cho tất cả nguyên liệu vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn. Bạn có thể gia giảm lượng nước nhiều hay ít tùy theo sở thích của gia đình bạn.

Với 3 cách làm sinh tố bơ đơn giản như trên, bạn dễ dàng kết hợp món bơ với các loại trái cây khác nhau tạo nên hương vị riêng cho từng cốc sinh tố. Mùa hè là mùa của bơ, bơ ngon là khi ta bóp nhẹ thấy hơi mềm cầm chắc tay, không ọp. Nếu không, hãy thử bấm nhẹ vào cuống bơ, thấy hơi mềm thì chọn. Mặc dù, phần đuôi chưa mềm nhưng nó sẽ chín dần về sau. Đừng để bơ quá lâu trong tủ lạnh, sẽ mất hương vị. Nên mua để ăn trong 1-2 ngày. Bơ xanh thì để ngoài cho chín rồi mới giữ trong tủ lạnh.



Chúc bạn ngon miệng với 3 cách làm sinh tố bơ đơn giản mà ngon này nhé!

Nguồn: mojagaleriasmaku.

Nếu đã cùng nhau trải qua những điều sau đây, hai bạn đã sẵn sàng để tiến đến hôn nhân


Nếu đã từng cùng nhau trải qua những điều này, vậy thì các bạn đã sẵn sàng cho việc về chung một nhà rồi đấy, còn lăn tăn gì mà không bước vào cánh cửa hạnh phúc kia.

1. Hai người ở bên nhau, cho dù có thường xuyên đấu võ miệng, hay đã từng cãi vã, nhưng không bao giờ buông tay, luôn có một người thỏa hiệp trước.

2. Có những lúc chẳng muốn làm gì cả, chỉ muốn ôm đối phương, tham lam hít hà mùi hương độc nhất vô nhị của người ấy.

3. Cùng dạo phố, cùng mua quần áo, cùng chơi game, cùng đi ngủ.

4. Cho dù đi tới đâu, cũng có thể yên tâm nghỉ ngơi, bởi bờ vai của người ấy luôn ở đó.

5. Từng đến nhà nhau, từng đến gặp phụ huynh của nhau. Hơn nữa luôn chung sống rất tốt, cùng được cha mẹ hai bên yêu mến.

6. Sau khi sống chung, hai người cùng nhau đi làm rồi cũng nhau tan sở, sau khi tan làm ở bên nhau rất hòa hợp. Hai bên phân chia việc nhà rất tốt, cùng nấu cơm, cùng ăn cơm, cùng rửa bát.

7. Sau khi ăn xong hai người tựa vào nhau, chàng ôm nàng cùng trò chuyện hoặc cùng xem TV. Hai người thường tay nắm tay cùng nhau ra ngoài đi dạo.

8. Hai bên cùng không bao giờ từ bỏ đối phương, khi đối phương có vấn đề gì sẽ đến tìm bạn ngay. Quan tâm nhau, nhớ nhung nhau.

9. Hai người đều rất yên tâm về nhau, không bao giờ lo người kia ngoại tình hoặc trốn tránh, rất yên tâm để người kia làm việc mà người ấy thích.

Chắc hẳn tất cả các cặp vợ chồng đều đã trải qua những điều này trước khi làm đám cưới, bởi những hành động tưởng chừng như đơn giản ấy, thực tế là dáng vẻ chân thực, đời thường nhất của tình yêu. Ngọt ngào và ấm áp vô cùng. Nếu hai bạn đã từng cùng nhau làm những điều trên, vậy thì hai bạn đã sẵn sàng về chung một nhà rồi đó, hãy luôn trân trọng người bên cạnh mình nhé, chúc các bạn hạnh phúc.

Nguồn: Mạng Thư Viện.

Khi bạn đời... 'khôn nhà dại chợ'

Ra đường, họ được bạn bè, đồng nghiệp quý mến, ngưỡng mộ vì sự quảng giao, hòa nhã, tốt tính… Ít ai biết, ở nhà, người bạn đời của họ phải kêu trời vì sống với con người trái ngược hoàn toàn với cái vẻ thiên hạ được thấy…


Chồng thích việc "công", nằm khểnh kệ vợ làm việc nhà


Chị Thụy Vy (Đồng Xoài, Bình Phước) được khen là “tốt phước”, vì có đức ông chồng mà xóm giềng chung quanh ai ai cũng quý mến. Là tổ trưởng dân phố nơi hai vợ chồng sinh sống, năm nào anh Tuấn, chồng chị Vy cũng được khen ngợi vì những đóng góp cho khu phố. Là một cán bộ mẫu mực, anh năng nổ khởi xướng mọi hoạt động ở khu phố, trong khu có ai đau ốm, bệnh tật, anh đều nhiệt tình thăm nom. Nhà ai mẹ góa con côi anh cũng thường xuyên lui tới giúp đỡ. Xóm giềng có chuyện gì anh đều ghé tay vào nhiệt tình như việc nhà mình. Bởi vậy, các bà trong khu, ai chê chồng cũng lôi anh Tuấn ra làm mẫu hình lý tưởng: "Phải ông bằng nửa anh Tuấn thì may cho vợ con quá".

Riêng chị Vy, nghe ai khen ngợi chồng mình, cũng chỉ cười không nói. Cười, không phải vì tự hào mà cười “cho qua”, vì không biết trả lời như thế nào. Chẳng lẽ lại phủ nhận lời thiên hạ nói, bảo rằng chồng tôi bên ngoài lung linh vậy thôi chứ làm chồng thì… "chán lắm".


Chị biết anh đúng là tốt tính, là đáng mến. Nhưng cái tính ấy lại đi kèm với cái sự “phổi bò”, siêng việc chú bác vì thích được mọi người khen ngợi, ngưỡng mộ. Nhưng ở nhà anh chỉ nằm khểnh, viện cớ làm việc “công” mệt mỏi quá rồi. Chuyện chăm con cái, chỉ bảo con học hành, lo toan nhà cửa anh đều đặt vào tay chị. Cứ mỗi tháng, lương đi làm công ty cộng với phụ cấp việc khu phố, trừ tiền xài ra anh đưa cho chị được hơn 3 triệu. Số tiền ấy chị phải trang trải đủ thứ chi phí, trong đó lo cho hai đứa con ăn học, thế nên chị phải phải cố gắng mà “cày” thêm kiếm tiền.

Đã vậy, việc nhà ống nước, điện hư, nhà dột… chị có "réo mỏi mồm" anh cũng chẳng thèm để tâm. Nhưng hàng xóm hỏng bóng đèn chỉ cần ới một tiếng anh có mặt ngay lập tức. Đến cái chuyện không biết phải xử lý tắc bồn rửa bát như thế nào để mùi hôi "tự do lan tỏa" trong nhà bếp. Nhiều khi, chị cứ có cảm giác chồng mình là “của chung” thiên hạ chứ chẳng phải của riêng mình…

Vợ đảm "việc nước" nhưng bỏ mặc việc nhà


Cũng như tình trạng của chị Vy, anh Nhật Huy (quận 8, TP.HCM) lấy phải người vợ rất  siêng năng việc xã hội. “Việc xã hội” nói đến ở đấy chính là việc trên công ty. Công ty chị Thoa, vợ anh Nhật Huy vốn là một công ty giải trí cỡ lớn, các hoạt động vui chơi thường xuyên diễn ra.

Chị Thoa là phó chủ tịch công đoàn, lại kiêm tổ trưởng tổ hậu cần. Trong công ty thì chị quá nổi tiếng về sự sôi nổi, tháo vát. Việc thuộc về chuyên môn thì chưa nói tới, chứ những chuyện tổ chức hội hè vui chơi, tiệc tùng của công ty cứ vào tay chị là trở nên sôi động tưng bừng ngay.


Là cán bộ công đoàn, chị cũng nổi tiếng vì chăm lo cho anh em công ty rất tròn đầy, chu toàn. Thi thoảng, chị lại mua mua sắm sắm, dùng bếp công ty nấu đãi đồng nghiệp những món ăn ngon, rồi nào là dùng nước rửa chén sinh học để không gây ngộ độc cho anh em, hay dùng nước lau bếp đa năng loại nào tốt,… Ai ai cũng hỏi chị: "Tính chị chu đáo, nhiệt tình như vậy chắc với gia đình chị vun vén lắm phải không? Chồng chị sướng thật". Mấy ai biết, ra ngoài thì săn sóc chung quanh vậy, mà về nhà thì nhà cửa chị bừa bãi như nhà của đàn ông. Chồng con chị cũng ít khi được ăn bữa ăn tươm tất, may lắm được ăn ngon cũng chỉ cuối tuần. Việc chăm con chị cũng chỉ làm qua quýt. Bởi thời gian chị đã dành hết cho những cuộc vui ở công ty.

Về đến nhà, chị cũng vẫn bận lòng, nghĩ nghĩ ngợi ngợi dịp lễ này này nên nấu món gì, tổ chức những gì cho không khí công ty sôi nổi vui vẻ. Rồi lên mạng, check mail, trao đổi thư từ, điện thoại với nhóm hậu cần… Những lúc đó chồng chị chỉ biết lắc đầu, vì đã khuyên quá nhiều mà vợ vẫn bỏ ngoài tai…

Đôi chút về quan điểm cá nhân


Những người chồng người vợ như thế không hiếm. Có chị vợ, được tiếng là “chuyên gia tư vấn tâm lý” với bạn bè, đồng nghiệp và người chung quanh. Vì khi bất cứ người bạn nào có chuyện thì chị đều có mặt, chia sẻ và tư vấn rất nhiệt tình, rất tâm lý, đã giải tỏa không ít khúc mắc cho những người chung quanh, thế nhưng việc gia đình mình thì để rối như tơ vò, bởi hiểu người mà chẳng hiểu chồng mình muốn gì, thích gì, cần được săn sóc như thế nào…

Có anh chồng, thiên hạ ai cũng khen “điểm 10”, tính khí nam nhi, rộng lượng, hay giúp đỡ người khác. Đồng nghiệp hay bạn bè xóm giềng ai cũng quý mến, thế nhưng lại để vợ mình "cô đơn vò võ" trong chính ngôi nhà của mình. Cũng chỉ vì nhiệt tình quá, chan hòa quá, thời gian phân tán hết để giúp đỡ, chia sẻ với mọi người, đến mức vợ ốm mà cũng không biết, không chăm nom, vợ phải nhờ em ruột sang săn sóc…

Những người như thế, tuy quả không phải người xấu, nhưng chắc chắn không tránh khỏi sự vô tâm. Bởi, không vô tâm thì làm sao lại đem thời gian, công sức đối đãi người ngoài mà để mặc người bạn đời của mình lo toan, xoay xở. Và những người như thế, dù có nhận bao lời khen ngợi, tìm được bao niềm vui bên ngoài, thì nguy cơ đánh mất mái ấm của mình là rất cao…

Xàm Xí Đú t/h - Theo PLO.

Bạn có đang biến con mình thành những 'kẻ ăn mày'?

Cha mẹ sinh con ra luôn mong muốn con cái được cuộc sống thoải mái, hạnh phúc. Thế nhưng, có người vì thương con mà lại chiều chuộng con thái quá, biến chúng thành những kẻ ăn xin vô hình mà không hay biết.


Trước tiên xin kể một câu chuyện

Một người lang thang đến trước cửa nhà tôi xin chút gì ăn. Anh ta rất đáng thương, cánh tay phải bị cụt còn lại mỗi vạt áo đung đưa trông rất thảm.

Tôi cứ nghĩ rằng mẹ nhất định sẽ cho anh ta cái gì đó ăn nhưng không ngờ mẹ chỉ vào đống gạch trước nhà nói: “Anh làm ơn có thể chuyển giúp tôi đống gạch này vào vườn sau nhà không?”.

Ăn mày tức giận nói: “Tôi chỉ có mỗi một tay cô nhẫn tâm để tôi chuyển gạch à? Cô không giúp tôi thì thôi sao còn cố làm khó tôi làm gì?”.

Mẹ tôi không hề tức giận còn cười với ăn mày, sau đó dùng một tay của mình cầm lên hai viên gạch.

Khi chuyển hai viên gạch đó ra sau vườn quay về mẹ tôi dùng giọng ôn hòa nói: “Anh xem đấy, một tay tôi vẫn có thể làm việc. Tôi làm được sao anh lại không thể chứ?”.

Ăn mày lặng người nhìn mẹ tôi bằng con mắt khác, dùng tất cả sức lực của mình để chuyển gạch. Một lần chỉ chuyển được hai viên, anh ấy đã dùng 2 tiếng đồng hồ mới chuyển xong, rồi ngồi thở phì phò, trên mặt cũng dính nhiều bụi, vài sợi tóc lơ thơ trước mặt bị mồ hôi làm ướt sũng.

Mẹ tôi đưa cho anh ta một cái khăn lau, anh đón lấy và lau một lượt từ mặt xuống cổ, chiếc khăn trắng chuyển thành màu đen. Mẹ lại đưa cho anh một cốc nước một cái bánh bao, lúc anh ta gần đi mẹ tôi còn đưa cho thêm 200 ngàn. Ăn mày cảm động chỉ biết nói cảm ơn.

Mẹ tôi nói: “Anh không cần cảm ơn tôi đâu, đây là số tiền anh dùng chính sức của mình kiếm được”.

“Tôi sẽ không bao giờ quên ân huệ này của cô”, anh cúi người và nói với mẹ tôi như thế.

Vài ngày sau, lại có một người ăn xin đến xin bố thí. Mẹ tôi lại bảo anh ta chuyển gạch từ vườn sau lên vườn trước rồi cũng cho anh ta cốc nước, bánh bao và 200 ngàn.

Tôi không hiểu hỏi mẹ: “Lần trước mẹ bảo người ta chuyển gạch từ vườn trước đến vườn sau giờ lại bảo người khác chuyển gạch từ vườn sau ra vườn trước. Thế rốt cuộc gạch mẹ muốn chuyển vào đâu?”.

Mẹ tôi nói: “Gạch ở vườn sau hay vườn trước cũng đều như nhau”.

Tôi ương ngạnh nói: “Vậy thì đừng chuyển nữa!”.

Mẹ xoa đầu tôi nói: “Nhưng đối với ăn xin mà nói thì chuyển và không chuyển nó sẽ khác rất nhiều”.

Sau đó thường hay xuất hiện ăn xin đến nhà tôi, mỗi lần mẹ tôi đều diễn lại màn kịch đó, gạch nhà tôi cứ chuyển từ trước ra sau hoài vậy.

Vài năm sau, có một người đàn ông sang trọng đến nhà tôi. Anh khoác trên mình bộ đồ tây, khí chất rất giống mấy doanh nhân thành đạt trên tivi. Có điều anh chỉ có một cánh tay trái, cánh tay phải chỉ là vạt áo đung đưa.

Anh nắm chặt tay mẹ tôi, cúi người nói: “Nếu không có cô, giờ tôi vẫn chỉ là kẻ ăn xin. Nhờ có cô bảo tôi chuyển gạch hôm nay tôi mới có thể thành đạt thế này”.

Mẹ tôi nói: “Đó là do anh thôi tôi chẳng giúp gì được anh cả”.

Người đó đứng thẳng người nói: “Nhờ cô giúp tôi tìm lại lòng tự trọng, sự tự tin. Ngày đó tôi mới biết được mình vẫn có thể làm một số việc”.

Để cảm ơn mẹ tôi, anh quyết định biếu mẹ tôi một căn hộ sang trọng hơn nhiều so với nhà tôi đang ở bây giờ.

Mẹ tôi nói: “Tôi không thể nhận món quà giá trị thế này được”.

“Vì sao ạ?”.

“Bởi vì nhà tôi ai cũng có hai tay cả”.

Người đàn ông lại nói: “Nhưng tôi đã thay chị mua xong rồi”.

Mẹ tôi cười nói: “Vậy thì anh hãy tặng căn hộ này cho người mà không có cả hai tay ấy”

Nhà tôi có 4 đứa con, tuy không giàu có nhưng lớn lên chúng tôi có thể tự lập, tự mình kiếm tiền. Hai anh trai tôi có học vị tiến sỹ, chị tôi là giám đốc một công ty, tôi là một luật sư sắp tới sẽ tham dự thi chọn nghị viên của châu Á. Mẹ tôi tuổi đã cao nhưng những viên gạch ấy vẫn được mẹ tôi chỉ huy chuyển đi chuyển lại.

Câu chuyện trên tôi chỉ muốn kể cho bạn nghe về một cách ứng xử tốt đẹp chứ không phải là cho bạn đọc thấy sự huyền bí của giáo dục. Bạn nhất định chưa bao giờ nghĩ rằng con cái mình rất giống người ăn xin kia đúng không? Chúng không có năng lực, bé nhỏ nên chúng cần chúng ta bố thí, giúp đỡ.

Sau khi đọc xong câu chuyện trên, xin mời các bạn suy ngẫm 2 phút...


Chúng ta nên dạy con như thế nào đây?

Và bây giờ chúng ta hãy trở về với thực tế. Có những bậc cha mẹ coi con mình như ăn xin thật sự, cho chúng quần áo, cơm bưng đến tận mặt, tiền nhét vào trong túi, sau đó nói với chúng: “Đấy con xem, bố mẹ vất vả nuôi con!”.

Nếu thật như vậy thì những đứa trẻ sẽ biến thành những kẻ ăn xin, dưới sự bố thí của cha mẹ chúng sẽ mất đi sự tự tin, lòng tự trọng và năng lực vốn có của mình.

Cuối cùng chúng ta lại nói chúng: “Sao con kém cỏi thế? Sao con cái gì cũng không làm được? Chẳng lẽ con muốn sau này bố mẹ nuôi con à?”.

Vì thế xin bạn hãy ngẫm lại dụng ý của người mẹ trong câu chuyện này, đối xử với con cái của mình chẳng lẽ không nên giống như vậy sao? Nếu con bạn xin tiền để mua một thứ gì đó, thay vì móc túi đưa ngay, hãy chỉ cho bé một công việc nào đó phù hợp, tất nhiên sau khi hoàn thành bạn hãy cho bé tiền và bảo rằng “Con làm tốt lắm, và đây là phần thưởng của con.”. Hãy để cho bé lao động để bé hiểu rằng để kiếm được đồng tiền phải khó như thế nào, và kết quả sau khi đạt được từ sức lao động hạnh phúc đến dường nào. Chỉ có như thế, bạn mới không biến đứa con thân yêu của mình trở thành "kẻ ăn mày" trong câu chuyện trên.

Xàm Xí Đú t/h.

5 điều tuyệt đối không nên làm sau khi 'make love' để bảo vệ bản thân

Trong thời hiện đại, vấn đề sexuality không còn quá khắc khe như xưa, hay nói đúng hơn là chúng ta ngày càng phòng khoáng trong tình yêu và "make love" tuyệt nhiên là "món ăn bổ dưỡng" không thể thiếu với các cặp đôi đang yêu. Thế nhưng, do việc tuyên truyền về vấn đề này chưa được phổ biến rộng rãi, điều đó đã khiến một số cô cậu "mới nhú" nhưng thích "đú" hay những thanh niên mới "lâm trận" lần đầu chưa nắm rõ, vì thế vô tình khiến bản thân gặp nguy hiểm, hoặc để xảy ra những tình huống "dở khóc dở cười". Vì thế, trong chuyên mục chuyện thầm kín hôm nay, Xàm Xí Đú tôi xin chia sẻ đến các bạn 5 điều tuyệt đối không nên làm sau khi "yêu" để bảo vệ bản thân tránh phải "dừng cuộc chơi" sớm hơn dự kiến.


5 điều tuyệt đối không làm sau khi "yêu"

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Đức, có những nguyên tắc "bất thành văn" cần nắm rõ đối với cả nam và nữ sau khi "yêu" để đảm bảo sức khỏe và tránh các bệnh viêm nhiễm.

1. Không nên đi tiểu ngay sau khi "yêu"

Đối với EVA, sau mỗi cuộc "yêu", đi tiểu sau khi "hạ màn" từ 5 đến 10 phút là cách tốt nhất để làm sạch âm đạo, tránh các bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu. Nguyên nhân là do đường tiết niệu của các nàng khá ngắn và thẳng, khi quan hệ, vi khuẩn bên ngoài âm đạo có thể quay ngược trở lại đường tiết niệu, dẫn đến viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang…


Thế nhưng với các ADAM thì hoàn toàn trái ngược, các chàng tuyệt đối không nên đi tiểu ngay sau khi quan hệ, vì làm như thế sẽ gây tổn thương tuyến tiền liệt. Bởi đường tiết niệu của nam giới khá dài và cong, nước tiểu thông qua "cậu bé" với lượng lớn và thời gian lâu, gây xót hoặc làm tổn thương "cậu nhỏ". Mặt khác, ngay sau khi quan hệ, máu dồn trên đỉnh "cậu nhỏ" không thể ngay lập tức tiêu tan, sự co giãn của cơ thắt và cơ đẩy của đường tiết niệu chưa mất đi, đây là nguyên nhân dẫn tới sức cản đường tiết niệu lớn, gây khó tiểu thậm chí tiểu không ra. Lúc này, việc ngay lập tức đi tiểu khiến áp lực trong đường tiết niệu tăng cao đồng thời cũng mang theo vi khuẩn và những chất cặn bã ngược trở lại tuyến tiền liệt, lâu dần gây viêm nhiễm tuyến tiền liệt.

Các nhà khoa học kiến nghị, sau mỗi lần "xuất binh" khoảng 5-10 phút, khi cơ thể đã dần ở trạng thái bình ổn, nam giới mới nên đi tiểu. Nữ giới cũng tuân theo thời gian này để "giải tỏa" chất dư thừa ra khỏi cơ thể, đồng thời ngăn ngừa viêm nhiễm âm đạo. Nếu sau khi quan hệ thấy xuất hiện các triệu chứng như tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu buốt… rất có thể hệ thống tiết niệu đã bị nhiễm khuẩn, cần kịp thời tới bệnh viện để chẩn đoán và điều trị.

2. Không nên ngủ ngay

Theo khoa học chứng minh, thể lục phục vụ cho mỗi lần "lâm trận" tương đương với xúc 5 tấn than, vì thế cảm giác mệt mổi sau mỗi lần "xuất binh" sung mãn không có gì là lạ. Đó là lý do giải thích vì sao các chàng thường lập tức chìm vào giấc ngủ, và cho rằng cách làm này có thể giảm cảm giác mệt mỏi. Thực ra, cách này khiến cảm giác mệt mỏi còn theo họ suốt 2-3 ngày sau đó.


Thông thường, thời gian cho mỗi cuộc "yêu" là từ 5-20 phút. Khi đó, toàn bộ cơ bắp cũng như hệ thần kinh đều hoạt động hết công suất, hóc-môn sinh dục được tiết ra rất nhiều, cơ quan sinh dục của cả hai đều rơi vào trạng thái dồn máu, tim đập nhanh hơn, huyết áp tăng cao, hô hấp nhanh hơn, mạch máu dưới da trên toàn cơ thể giãn mạnh, tiết nhiều mồ hôi.

Cơ thể tiêu hao nhiều năng lượng, quá trình trao đổi chất nhanh hơn, cảm giác mệt mỏi là điều khó tránh khỏi. Việc ngủ ngay lập tức khiến các cơ quan trên phải đột ngột chuyển từ trạng thái động sang tĩnh, càng tăng thêm cảm giác mệt mỏi.

3. Không ăn, uống đồ lạnh

Khát và đói là hiện tượng khó tránh sau một khoảng thời gian vận động năng suất, lúc này bạn thường muốn ăn hoặc uống món gì đó thật lạnh để nhanh chóng làm dịu cơn khát. Đây chỉ là giải pháp tạm thời, tuy nhiên lại không tốt cho đường tiêu hóa.


Sau khi thần kinh hưng phấn tột độ, thành dạ dày vẫn chưa khôi phục trạng thái bình thường, nếu ngay lập tức uống nước hoặc ăn đồ lạnh sẽ gây hại cho thành dạ dày, lớp màng bảo vệ dạ dày bị tổn thương, nếu nghiêm trọng sẽ gây đau bụng, khó chịu.

Do đó, bất kể là mùa hè hay đông, nếu thấy khát sau khi "yêu", bạn nên uống nước lọc hoặc nước hoa quả, tuyệt đối không nên uống hoặc ăn đồ lạnh.

4. Không bật quạt số lớn

Khi "lâm trận" sung mãn sẽ khiến mồ hôi ra nhiều, điều này khiến cơ thể rất khó chịu, nhiều người sẽ bật quạt hết công suất để "càng quét" mồ hôi, bất kể bản thân đang "trần như nhộng". Cách làm này là thiếu khoa học, làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể, dễ bị nhiễm phong hàn.


Ngoài ra, bật quạt số lớn còn khiến mồ hôi không thoát ra hết do lỗ chân lông bị bít. Như vậy, chất cặn bã cũng không được tiết ra, cơ thể sẽ càng thêm mệt mỏi.

5. Không tắm ngay sau khi "yêu"

Sau khi "xuất binh", bạn nên dùng giấy hoặc khăn sạch lau chứ đừng lập tức xông ngay vào nhà tắm. Nên nhớ rằng cơ thể con người rất hoàn hảo, nó có hệ thống "tự phòng ngự", đã "gây ra" rồi thì tự có cách "xử lý". Đôi khi ở sạch cũng gây bệnh bởi vô hình chung bạn đã loại bỏ những lợi khuẩn trên cơ thể, tạo điều kiện cho hại khuẩn xâm nhập gây bệnh. Ngoài ra, bạn vừa trải qua việc "lâm trận" sung mãn nên cơ thể có rất nhiều mồ hôi, lỗ chân lông nở ra. Nếu đi tắm ngay sẽ khiến nước dễ ngấm vào cơ thể gây ra cảm lạnh, thương hàn.


Thay vào đó, nếu bạn bỏ đi ngay sau khi "yêu" sẽ khiến đối phương bị hụt hẫng, mất cảm giác được nuông chiều,... dễ khiến nảy sinh những suy nghĩ "tiêu cực". Vì thế, hãy âu yếm và vuốt ve đối phương để tăng thêm phần lãng mạn và tạo cảm giác "yên tâm" hơn.

Mách nhỏ bí quyết tạo "cuộc yêu" say đắm trong quan hệ vợ chồng

Các EVA thường nghĩ rằng cứ phải giỏi việc nhà, am hiểu tất cả cách thông ống thoát nước, hay nấu ăn ngon là đủ để giữ lửa cho mối quan hệ vợ chồng. Trên thực tế, mối quan hệ vợ chồng là một mối quan hệ khá phức tạp, mà trong đó vấn để sexuality giữ vai trò quan trọng. Vậy nên, ngoài những việc làm trên bạn cần nắm những bí quyết để giữ lửa yêu dưới đây để giúp vợ chồng "hâm nóng" lại tình cảm, thêm hưng phấn và hạnh phúc cho cuộc sống lứa đôi.



1. Trong khi quan hệ vợ chồng, một số phụ nữ chỉ nằm im bất động, không làm bất cứ điều gì và nghĩ rằng người chồng sẽ đem lại cho mình hạnh phúc. Đó là điều tồi tệ có thể làm cho chồng nhanh chán mình. Nếu người vợ còn ngại ngần không muốn là người dẫn dắt "cuộc yêu", thì ít ra cũng phải có những chuyển động cơ thể, cử động chân tay, lời thì thầm hay hơi thở, khiến chàng nhận ra mình có hào hứng hay không? Nếu nàng chỉ nằm im bất động thì đó là người phụ nữ kém hấp dẫn nhất chốn phòng the.

2. Có lẽ chẳng có người vợ nào khi yêu mà không thích được chồng hôn. Vậy chàng có thích vợ làm như vậy với mình không? Nhưng thật đáng tiếc cho cả hai phía, điều đó thường sẽ thưa dần những năm về sau. Qua khảo sát hàng trăm đàn ông thì hầu hết các đấng phu quân đều trả lời là "Có". Không có gì thể hiện tình yêu nồng nhiệt bằng nụ hôn thắm thiết của người vợ với chồng trong lúc ái ân. Không những thế, người vợ cần cho chồng mình biết điểm G của riêng mình. Người chồng sẽ lên đỉnh khi biết đã thực hiện hoàn hảo "bài tập" được giao. Nụ hôn, sự trêu chọc, đùa nghịch ở trên giường, chẳng khác gì gia vị góp phần làm cho bữa tiệc ái ân trở nên mỹ mãn. Những cảm xúc ái ân của con người về cơ bản giống nhau, nhưng cũng có những điểm khác biệt. Vì vậy chỉ có sự trao đổi của vợ chồng mới tìm ra sự hòa hợp riêng cho mỗi lứa đôi.

3. Nhiều phụ nữ thời nay vẫn nghĩ rằng, nên phó thác hoàn toàn vai trò chủ động trong việc gối chăn cho chồng. Người vợ chỉ nên đóng vai trò thụ động, mặc chàng muốn làm gì thì làm và cho rằng như thế là đã chiều chồng. Nhưng đó là quan niệm sai lầm. Xuất phát từ tâm lý e ngại, người chồng sẽ nghĩ vợ quá sành sỏi trong phòng the, làm thế có sợ chồng đánh giá khác không? Điều đó hoàn toàn đúng ở những tháng đầu sau hôn nhân. Những giai đoạn sau đó lại là biểu hiện của tình yêu nồng nhiệt, khiến cho người chồng sung sướng và càng yêu vợ hơn.

4. Hãy tỏ ra nhạy cảm với chồng trong từng cử chỉ, ngôn ngữ dù là nhỏ nhất. Bạn cần căng lên như sợi dây đàn, chỉ một làn gió thổi qua cũng rung lên những âm thanh khiến chàng mê đắm. Nếu bạn vô cảm, có thể sẽ là con đường dẫn anh ấy tìm đến búp bê tình yêu hoặc cảm xúc với những người phụ nữ khác.

5. Khi người vợ muốn nhận được niềm vui ân ái, đừng quên ám hiệu cho chàng biết. Đừng nên nghĩ rằng làm chồng thì phải biết điều đó. Hãy nói ra hoặc tỏ tín hiệu như một ngôn ngữ riêng của vợ chồng, những tín hiệu tế nhị để chàng hiểu. Có những phụ nữ tinh nghịch còn cho điểm từ 1 đến 10. Khi đã có quy định riêng như vậy, nàng chỉ cần cho điểm rất ngắn gọn là chàng biết để điều chỉnh cho những bài tập sau.


6. Khi ta cảm thấy đời sống ái ân đã có phần nhàm chán dần. Giống như hai đội bóng thi đấu với nhau quá nhiều, cần phải có những đổi mới làm cho hấp dẫn hơn. Nếu đối tác tỏ ý muốn sáng tạo một kiểu cách mới, bạn không nên gạt đi ngay mà hãy thử xem có chấp nhận được không? Biết đâu chính bạn cũng thích sự sáng tạo đó? Đừng ngần ngại nếu chính bạn cũng muốn điều đó.

7. Sẽ tự nhiên và lãng mạn hơn rất nhiều nếu ta biết chuẩn bị một khung cảnh ái ân để làm cả hai có cảm hứng hơn. Những thứ như nội y, mùi shampoo, ngọn nến thơm trong phòng, một tấm ri-đô, ga gối cũng có thể tạo ra hứng khởi mà ta không ngờ! Đó luôn là chất xúc tác hữu hiệu, làm tăng thêm cảm xúc nơi phòng the, điều mà mọi cặp đôi luôn ao ước.

8. Việc thay đổi vị trí "hành sự" mang đến cho các cặp đôi cảm giác mới lạ. Và nhà vệ sinh (nhà tắm) là nơi khá lý tưởng cho việc này. Thực tế cho thấy, các cặp đôi khi được hỏi thường trả lời rằng "yêu" trong nhà tắm mang đến cảm xúc mãnh liệt và hưng phấn hơn. Hãy tạo cho đối tác của mình cảm giác mới mẻ thay vì cứ lặp đi lặp lại những "thước phim" cũ kĩ.

Nếu bạn ngại nhà vệ sinh là nơi bẩn thì trước tiên bạn nên dọn dẹp và lau chùi, bên cạnh đó khử mùi hôi nhà vệ sinh để chuẩn bị cho cuộc "yêu" sắp tới.

Xàm Xí Đú t/h.

Yêu thì yêu, nhưng tiền ai nấy giữ

Tiền là thứ nhạy cảm, dễ dẫn đến những hệ lụy không hay, nhất là trong chuyện tình cảm. Vì thế mà cũng không có gì là lạ khi hiện nay nhiều bạn trẻ đang yêu có quan điểm: "Tình có thể trao hết, nhưng tiền ai nấy giữ".


Tình có thể trao hết, nhưng tiền phải giữ lại

Cuộc sống hiện đại, không ít cặp yêu nhau sống chung, làm chung, hợp tác mở công ty, xài chung tiền dù chưa đi đến hôn nhân. Rồi một ngày không đẹp trời, tình yêu vỗ cánh bay và tiền bạc cũng vì thế mà bay theo.

Tình đối đầu với tiền

Bạn Đài Trang (đường Nguyễn Ảnh Thủ, Trung Chánh, Hóc Môn, TP.HCM) chia sẻ câu chuyện của mình: “Chúng tôi dự định cuối năm sẽ cưới. Tính tôi không được kỹ lưỡng nên hai đứa thống nhất là ảnh giữ tiền. Mới đây, ảnh chia tay tôi với lý do không hợp nhau. Tôi hỏi vậy tiền anh giữ thì sao. Ảnh nói tiền đó là của ảnh chứ của tôi hồi nào, tôi đưa cho ảnh có ai làm chứng không... Tôi nghẹn họng... Mất tiền còn kiếm lại được, niềm tin của tôi vào đàn ông không biết làm sao mà phục hồi bây giờ”.

Câu chuyện của Đài Trang làm không ít bạn bè cô giật mình nhìn lại. Khu vực cô cư trú có nhiều công nhân may và cô cũng có nhiều bạn làm nghề này. Hồng Thủy (công nhân may đồ thun) dở khóc dở mếu: “Có bao nhiêu tiền dành dụm chung đặng cưới nhau, ảnh lấy cho nhà ảnh hết. Rồi ảnh nói xin lỗi, còn thương ảnh thì thương, mà không thương nữa, không lấy ảnh nữa thì để ảnh làm kiếm tiền trả em...”. Ít ra Hồng Thủy còn may mắn hơn Trang một chút...

Không chỉ có các bạn nữ đau đầu vì trót giao tiền cho đàn ông giữ, cánh mày râu cũng nhức đầu không kém về việc này. Minh Tấn (giám đốc kinh doanh, quận 9) chia sẻ: “Chúng tôi góp vốn mở công ty cổ phần cùng với một người bạn nữa. Cô ấy vừa là giám đốc lại vừa là chủ tịch hội đồng quản trị. Tài khoản công ty là của chung. Lợi nhuận mang về cũng của chung, nên tôi không lấy gì cho riêng mình. Tôi chỉ lo cắm cúi đi kiếm khách hàng về... Đùng một cái, cổ tuyên bố chia tay. Sau tám năm gầy dựng, thương hiệu công ty mới có chút vị trí trong lòng khách hàng, nhưng cổ không cho tôi sử dụng để làm việc. Tôi đòi lấy tiền của khách hàng làm việc với mình trong tài khoản thì cổ giữ con dấu, không chịu đóng mộc, ký tên. Những tài sản của công ty mua thì cổ sử dụng mà không hề nói gì đến việc chia lại cho tôi... Tôi vừa đề nghị luật sư ủy quyền yêu cầu kiểm toán công ty và triệu tập cổ đông để làm cho ra lẽ mọi việc. Tôi tin pháp luật sẽ ủng hộ mình lấy lại cái gì của mình nhưng tôi vẫn rất buồn. Tình cảm tan vỡ, người ta có thể đối xử với nhau tệ hại vậy sao!”.


Tình cho hết, tiền giữ lại?

Những rắc rối xung quanh việc yêu nhau xài chung tiền, đưa người khác giữ hoặc hợp tác mở công ty như trên đã và đang xảy ra rất nhiều trong cuộc sống hôm nay. Chính vì vậy mà không ít bạn trẻ đã quyết định: tình cho hết, tiền giữ lại. Yêu thì yêu, mà thủ thì thủ, tình thì trao nhau, tiền thì của ai nấy giữ. Với những người đã “nếm trái đắng của việc lẫn lộn tiền bạc - tình cảm” thì tiền ai nấy giữ là phương châm số một của họ. Đài Trang khẳng định: “Tôi sợ rồi, giờ tiền ai nấy giữ thôi. Có gì mình mất tình cũng còn tiền. Mất cả tình lẫn tiền dễ tuyệt vọng lắm”.

Luật sư Ngô Việt chia sẻ: “Tôi có nhận làm đại diện pháp lý do một số thân chủ ủy quyền trong việc đòi tài sản đã đóng góp vào quỹ/công ty chung. Những trường hợp dính đến kinh doanh hợp tác khi đang yêu và rã công ty khi chia tay thường là những ca nhức đầu nhất. Vì người trong cuộc hành xử nhiều lúc rất lạ lẫm và không theo một trật tự pháp luật nào cả, dẫn đến phần thiệt thòi thường thuộc về những người quá đỗi tin tưởng vào đối tác cũng là người yêu của mình...”.

Chàng luật sư này cũng khuyên bạn trẻ là yêu thì cứ yêu hết mình, nhưng hãy cân nhắc trước khi giao hầu bao cho người khác giữ. Mà nếu có giao thì hãy nhớ lấy... chứng từ hóa đơn để mai mốt còn đòi...

Ý kiến trái chiều: Nếu đã yêu thì phải tin

Không phải bạn trẻ nào cũng đồng tình với việc yêu hết mình, tiền giữ lại này. Anh M.C (Webmaster của công ty An Chi Phương) bày tỏ quan điểm: “Theo tôi, trong tình yêu thì không nên dùng vật chất để cân đong đo đếm. Tôi thấy nếu đã muốn gắn bó với nhau trọn đời thì nên góp gạo nấu chung, và ai là người kỹ lưỡng thì giao người đó giữ tiền”.

Đồng quan điểm, bạn Ngọc Thảo (quận 12) khẳng định khá cực đoan: “Yêu mà tính toán vậy thì còn gì là lãng mạn. Nếu đã yêu thì phải tin. Còn nếu mình có bị phản bội niềm tin, bị lấy tiền chẳng hạn, thì mình nên... vui vì ít ra đó cũng là thuốc thử của tình yêu!”.

Xem ra cuộc tranh luận có nên yêu hết mình mà tiền vẫn rạch ròi chưa có hồi kết. Thôi thì cứ Forever Alone như Ad cho khỏe người muahahahaha...



Xàm Xí Đú t/h - Theo Tuổi Trẻ.

Bài văn 'Con ước trở thành chiếc điện thoại di động' của cậu bé lớp 1 khiến người lớn phải suy ngẫm

Nếu được hỏi về kỷ niệm tuổi thơ đáng nhớ của mình, điều gì sẽ hiện lên trong đầu bạn? Tôi thì nhớ như in những lúc cuối tuần bố “đèo mẹ và tôi trên chiếc xa đạp “cà tàng đi ăn phở, hay những lúc được bố “kéo trên chiếc xe thồ (ngồi trên đó vi vu y như ngồi siêu xe ý), hay cõng tôi trên lưng rồi chơi trò “máy bay cất cánh, rồi những lúc tôi vấy bẩn cả lên nhà khiến mẹ phải dùng nước lau sàn nhà để dọn “bãi chiến trường ấy, và còn những đêm mưa bố trở về nhà với chiếc xe điện tử trên tay,...

Còn bạn, chắc hẳn cũng sẽ không quên, mà nếu có quên hãy thử nhớ lại nhé. Hồi bé, bạn có thường được bố dạy chơi bóng sau sân nhà? Mẹ có hay ngồi kèm bạn học bài mỗi tối, đương nhiên không quên phục vụ sữa nóng và đồ ăn vặt cho bạn hàng đêm? Gia đình bạn có thường xuyên đi chơi xa, hoặc đơn giản chỉ là cùng nhau dọn dẹp nhà cửa, sau đó nấu một bữa ăn thịnh soạn và quây quần ăn uống rôm rả? Bạn vẫn nhớ như in những tháng ngày tươi đẹp đó chứ?


Và bây giờ, hãy quay lại thực tế hiện nay, khi cuộc sống đang dần được lấp đầy bởi công nghệ. Những đứa trẻ của thời đại này sẽ phải học làm quen với những thiết bị lạ lẫm mà người lớn hiếm khi nào rời khỏi tay. Vậy ký ức tuổi thơ của chúng có gì khác? Khái niệm về gia đình trong mắt một đứa trẻ hiện đại có gì khác thường? Hãy cùng đọc câu chuyện dưới đây và suy ngẫm.

“Con ước được trở thành chiếc điện thoại di động”

Sau bữa tối, một cô giáo tiểu học bắt đầu chấm bài cho học sinh. Chồng cô ngồi bên cạnh, dán mắt vào màn hình điện thoại di động, cố gắng phá vỡ kỷ lục trò Candy Crush Saga anh đã dày công nghiên cứu cả tháng trời. Bỗng nhiên, bầu không khí yên lặng bị phá vỡ bởi tiếng sụt sịt của người vợ. Thấy mắt cô đang rơm rớm, anh vội quay sang vợ hỏi nhỏ:

“Này em, sao tự dưng lại khóc? Có chuyện gì à?”

Người vợ thổn thức trong nước mắt: “Hôm qua em giao bài tập làm văn cho tụi nhỏ lớp 1, viết về chủ đề “Điều ước của con”... ”

“Anh hiểu rồi, nhưng vì sao em khóc?” - Người chồng tiếp tục gặng hỏi trong khi mắt vẫn không rời khỏi trò chơi đang đến hồi gay cấn.

“Bài văn cuối cùng này đã làm em khóc”.

Không giấu nổi sự tò mò, anh chồng bèn ngẩng mặt lên hỏi đầy ái ngại: “Bài văn của một đứa trẻ con cũng khiến em khóc được sao?”.

“Anh nghe này…” - Người vợ chậm rãi đọc, nước mắt vẫn không ngừng rơi.

“Ước mơ của con là trở thành một chiếc điện thoại di động. Bố mẹ con yêu điện thoại di động lắm. Đến mức con cảm thấy bố mẹ quan tâm đến điện thoại còn hơn quan tâm đến con. Khi bố đi làm về, dù rất mệt mỏi nhưng bố vẫn chỉ ngồi bấm điện thoại di động chứ chẳng nhớ gì đến con. Khi bận bịu việc gì quan trọng, nếu bất chợt có chuông điện thoại reo, bố mẹ sẽ ngay lập tức nhấc máy nghe. Thế nhưng lúc con khóc thì bố mẹ lại chẳng sốt sắng đến thế. Bố mẹ thích chơi trò chơi trên điện thoại di động chứ chẳng muốn chơi cùng con. Khi nói chuyện với ai đó trên điện thoại, bố mẹ cũng chẳng bao giờ thèm nghe con nói gì, cho dù con có chuyện rất quan trọng muốn chia sẻ. Vì thế, con chỉ ước được làm một chiếc điện thoại di động”.

Sững lại vài giây khi nghe xong bài văn, người chồng rụt rè hỏi vợ:

“Trò nào viết bài này vậy em?”.

Ngước cặp mắt dâng đầy nước lên nhìn chồng, cô nghẹn ngào:

“Con trai của chúng ta”.

Bạn có giật mình khi đọc xong câu chuyện này?

Tôi nghĩ, bạn cũng sẽ giống tôi, nếu bạn đã có một đứa trẻ bạn sẽ hiểu được suy nghĩ của chúng như thế nào về tình thương của bạn dành cho chúng và những vật dụng công nghệ kia. Đừng bao giờ để vật chất lấn chiếm thời gian dành cho gia đình và các mối quan hệ quan trọng. Điện thoại di động được sinh ra để khiến cuộc sống trở nên dễ dàng và tiện lợi hơn, chứ không phải để điều khiển và khiến chúng ta phụ thuộc vào nó.

Tuy nhiên, cho đến lúc này tôi nghĩ vẫn chưa quá muộn. Nếu muốn, bạn vẫn có thể tiết chế lại thời gian sử dụng điện thoại di động, internet,... để dành cho gia đình khoảng thời gian ít ỏi ấy. Thay vì úp mặt vào điện thoại, hãy phụ giúp xử lý tắc bồn rửa bát sẽ có ích hơn rất nhiều.

Hãy nhớ lại ngày trước, khi chúng ta vẫn chưa biết tới điện thoại thông minh, internet hay trò chơi trực tuyến, những thứ vô hình nhưng lại có sức chôn chân bất kỳ ai.

Mỗi người chỉ sống có một lần. Con người được tạo ra là để yêu thương nhau. Công nghệ tạo ra là để phục vụ con người. Đừng để con người đánh mất nhau chỉ vì những món đồ tuy được gọi là thông minh nhưng vô tri, vô giác các bạn nhé! Nhớ là đừng yêu chiếc điện thoại hơn cả một con người.

Sau khi đọc xong bài viết này, hãy thử bỏ điện thoại xuống một lát. Hãy nói chuyện với những người bạn yêu thương và làm họ cảm thấy được quan tâm thực sự. Bởi lẽ, một chiếc máy vô tri sẽ không bao giờ có thể cho bạn tình yêu như những con người ấy.

Xàm Xí Đú t/h.

Những điều người Nhật tránh nói với trẻ lại là câu nói của miệng của bố mẹ Việt Nam

Việc bố mẹ quát lên: ’Con chẳng được cái tích sự gì cả’ sẽ khiến con mất tự tin, thu mình lại, trở nên tự ti và không dám thử thách bản thân.

Những điều tuyệt đối không nên nói với con cái.

1. Không được, cái này con chưa làm được

Khi con mon men lại gần nồi cơm điện, định xúc cơm. Bố vội chạy lại gần đuổi con ra và nói: "Không được, cái này con chưa làm được". Câu nói đã khiến ý thức muốn được lao động, muốn được thử thách điều mới mẻ, muốn được giúp bố mẹ của con... đều tan biến.

Cách dạy con tốt nhất là thay vì hành động như vậy, hãy cầm lấy tay con, dạy con biết cách làm thế nào. Với cách này, con sẽ được trải nghiệm, có cảm giác mình đã làm được mà không gặp nguy hiểm. Đồng thời, khi vừa hướng dẫn con, bố mẹ còn có thể giải thích cho con vì sao phải cẩn thận. 

2. Con chẳng được việc gì cả 

Khi con làm vỡ cốc, đổ nước... nhiều bố mẹ hay quát lên: "Con chẳng được cái tích sự gì cả" hoặc "Con lại làm đổ rồi".

Nếu trẻ thất bại vì tay còn yếu, vì kỹ năng chưa thành thạo thì thất bại là cơ hội để trẻ luyện tập thêm. Nếu trẻ lỡ tay vì không cẩn thận thì thất bại cho thấy suy nghĩ của trẻ vẫn chưa đủ chín chắn. Trường hợp nào cũng vậy, câu nói: "Con chẳng được việc gì cả" sẽ đóng sập cánh cửa tương lai của bé lại, khiến bé mất tự tin, thu mình lại, không dám thử thách. 

3. Nhanh lên nào, nhanh lên nào 

"Nhanh lên. đến giờ mẹ đi làm rồi", "Nhanh lên, đến giờ đi ngủ rồi"... là những câu nói mà nhiều người quen dùng để giục bé làm một việc gì đó. Vấn đề là không phải là trẻ chậm chạp mà do tốc độ suy nghĩ, đối tượng suy nghĩ của trẻ khác người lớn mà thôi.

Việc nói với con "nhanh lên nào, nhanh lên nào" chỉ khiến trẻ bấn loạn, không biết phải làm gì. Thay vào đó, hãy đưa ra các câu hỏi gợi ý bé các bước tiếp theo. Chẳng hạn:

- Bây giờ là giờ chuẩn bị làm gì nhỉ? Nếu là giờ chuẩn bị đi ngủ, sao con chưa vào giường?

- Bây giờ mặc quần áo xong rồi thì ra đi giày nhé. Mẹ chuẩn bị xong rồi đi học ngay thôi. 

4. Mẹ/bố đang bận, để tí nữa nhé

Khi con muốn nói chuyện mà bố mẹ lại đáp lại con bằng một câu như: "Mẹ/bố đang bận, chờ tí" hoặc lơ con đi thì với trẻ, không có điều gì tổn thương hơn thế.

Nếu thật sự bố/mẹ đang bận, hãy nói với con rằng: "Bây giờ bố/mẹ đang làm việc này, chờ bố/mẹ một chút, mẹ sẽ nói chuyện với con nhé". Cùng là một câu nói để "hoãn binh" nhưng cách nói này sẽ khiến bé không bị tổn thương. Tuy nhiên, hãy cố gắng sắp xếp công việc để lắng nghe điều con nói ngay lúc đó vì nếu để lúc sau, có thể bé sẽ không còn muốn chia sẻ nữa. 

5. Tại bố mày đấy/Tại mẹ mày đấy 

Khi cả nhà để quên đôi giày của con trên ô tô hoặc ở đâu đó, nhiều người có thói quen nói: "Tại mẹ mày/bố mày quên đấy". Như vậy, dù không cố ý thì người lớn cũng dạy trẻ thói quen đổ lỗi cho người khác. Và lần sau, mỗi khi có gì sai sót, trẻ sẽ buông ngay câu: "Tại bố/mẹ đấy". Điều quan trọng là dạy cho trẻ thói quen tự chịu trách nhiệm với hành động, biết cách quản lý đồ đạc của mình từ bé.

6. Con phải ngoan, phải chơi vui vẻ với các bạn đấy nhé 

Đây là yêu cầu quá sức với trẻ. Ngay với cả người lớn, hoà đồng được với tất cả mọi người cũng rất khó khăn huống chi là trẻ. Và nhất là khi trẻ đang trong giai đoạn học cách thiết lập các mối quan hệ, nếu không cho trẻ đánh nhau, giành đồ với bạn bè thì trong tương lai, trẻ sẽ không biết phải ứng xử thế nào khi có xích mích với bạn bè. 

7. Chỉ hôm nay thôi đấy nhé, chỉ lần này thôi đấy nhé 

Khi đi siêu thị, trẻ đòi bố mẹ mua quần áo hay món đồ nào đó, bố mẹ tặc lưỡi mua và sau đó thì nói: "Hôm nay thôi đấy nhé, lần này thôi đấy nhé". Việc dạy con biết kìm nén là điều quan trọng nhưng một khi bố mẹ đã cho con phá lệ một lần thì con sẽ biết phá lệ lần thứ 2. Chính vì vậy, đừng bao giờ nói với con: "Chỉ hôm nay thôi đấy nhé". 

8. Nói nhiều quá, hỏi nhiều quá 

Trẻ con hay nói luôn miệng, hỏi luôn miệng, nhiều khi cùng một câu hỏi mà con hỏi đi hỏi lại suốt mấy lần. Nhiều người không chịu được đã mắng con: "Hỏi nhiều quá, mẹ vừa trả lời rồi còn gì". Chính trẻ con cũng không biết tại sao lại muốn hỏi nhiều lần thế nhưng thái độ gắt gỏng của mẹ sẽ khiến bé sợ nói ra những suy nghĩ của mình vì sợ bị mẹ mắng. 

9. Con ngoan, con học giỏi bố/mẹ mới yêu 

Tình yêu của bố/mẹ dành cho con mà gắn với điều kiện như vậy sẽ khiến trẻ hiểu nhầm rằng thành tích sẽ đổi được đồ chơi, quần áo và tình yêu từ bố/mẹ. Một đứa trẻ dù bị bố/mẹ mắng hay đánh đòn đến phát khóc vẫn ôm chặt lấy chân bố/mẹ - đó là vì con yêu bố/mẹ vô điều kiện. Vì vậy, dù là trong lời nói, bố/mẹ cũng đừng bao giờ lấy tình yêu của mình ra làm điều kiện trao đổi. Tình yêu của bố mẹ không phải là đích để con vươn tới, nó phải là bàn đạp và bệ đỡ để con vươn tới thành công.

10. Con nhà người ta

Chuyện cậu/cô bé có kết quả học tập thua đứa trẻ hàng xóm, hoặc vì một lý do nào đó bị bố mẹ so sánh với "con nhà người ta" không phải là chuyện hiếm gặp ở Việt Nam. Điều này sẽ khiến cho bé cảm thấy thua kém, thậm chí không có động lực để cố gắng. Không ai là hoàn hảo. Do đó, thay vì cứ so sánh con mình với một đứa trẻ nào đó hãy tìm cách động viên để bé có thể phát triển.

Xàm Xí Đú t/h. Theo Mạng thư viện.