Hiển thị các bài đăng có nhãn kỹ năng học. Hiển thị tất cả bài đăng

Có những kỹ năng khiến, bạn sẽ không bao giờ phải lo lắng 'thất nghiệp'


Dưới đây là một số kỹ năng cho nhiều loại hình công việc khác nhau, vì thế hãy cân nhắc trước khi đưa vào hồ sơ của bạn:

1. Adobe Photoshop 

Nếu bạn muốn tìm kiếm một công việc sáng tạo hơn, như chỉnh sửa ảnh hay thiết kế đồ họa, thì có kiến thức cơ bản về Photoshop thường là điều kiện bắt buộc.

2. Microsoft Excel 

Những người làm việc trong ngành tài chính dành rất nhiều thời gian để nhập dữ liệu và phân tích thông tin trong một bảng số liệu của Excel, vì thế bạn cần phải nắm rõ chương trình này như lòng bàn tay.

3. Tiếng Anh hay một ngoại ngữ nào đó 

Học một ngôn ngữ mới không phải là việc dễ dàng, nó buộc bạn phải “lập trình” lại bộ não một chút. Nhưng lợi ích của việc học ngoại ngữ đã được ghi lại rất nhiều và những người giỏi ngoại ngữ thường có trí nhớ và khả năng làm nhiều việc một lúc tốt hơn. Tất nhiên họ cũng trở thành những ứng viên nổi bật hơn cho một số công việc nữa.

4. Lập trình web 

Kiến thức cơ bản về lập trình web rất hữu ích cho nhiều công việc khác nhau, kể cả những việc không thuộc lĩnh vực công nghệ.

5. WordPress 

Dù bạn là một biên tập viên dày dặn kinh nghiệm chuyển từ báo giấy sang báo điện tử hay một sinh viên mới ra trường chuẩn bị cho công việc đầu tiên của mình, thì làm việc cho một trang web đòi hỏi bạn phải hiểu được nền tảng của nó hoạt động ra sao. Mỗi hệ thống quản trị nội dung lại khác nhau, nhưng nắm được WordPress sẽ là một bước khởi đầu cực kỳ chắc chắn.

6. Diễn thuyết 

Dù bạn làm việc trong ngành nào, thì cũng có một điều chắc chắn là: Một lúc nào đó bạn sẽ phải phát biểu trước một đám đông gồm toàn người lạ. Một số người vốn đã giỏi ăn nói và diễn thuyết, một số người thì không. Nếu bạn thấy mình thuộc nhóm thứ hai, hãy cố gắng học cách giữ bình tĩnh, tươi tỉnh và luôn tập trung dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

7. Tối ưu hóa bộ máy tìm kiếm

Có thể coi SEO là một công cụ tuyệt vời cho những ai làm các công việc liên quan đến đo lường thành công dựa vào số lượng click, like và share. Nhờ đưa SEO vào danh sách những kỹ năng mà mình sở hữu, bạn sẽ cho nhà tuyển dụng thấy mình có những gì cần thiết để khiến một bài báo thu hút nhiều người đọc và thực hiện thành công một chiến dịch truyền thông.

8. Google Analytics 

Nếu SEO khơi gợi được sự quan tâm của bạn, thì tìm hiểu thêm về Google Analytics là một bước đi quan trọng. Khi bạn đã biết cách tối ưu hóa các bài viết và các chiến dịch quảng bá, bạn cần tìm ra cách ghi lại và phân tích hiệu quả của chúng. Với Google Analytics, bạn sẽ biết được thông tin nhân khẩu học của trang web, bao nhiêu người quay lại trang web của bạn, nhấp chuột vào bài báo nào, v.v.

9. Quản trị sản phẩm

Đưa một ý tưởng cất cánh và làm cho nó hiển hiện trước mắt các nhà đầu tư tiềm năng có thể là một việc cực kỳ khó. Dù bạn thuộc phòng marketing của một công ty startup hay chuẩn bị trình bày sản phẩm của mình cho các nhà đầu tư lớn, thì kỹ năng quản lý sản phẩm là điều không thể thiếu được nếu muốn tỏ ra thuyết phục.

Lời kết

Tìm việc không phải là chuyện đơn giản, thế nhưng những nhà tuyển dụng luôn ưu tiên những ứng viên có nhiều kinh nghiệm, đặc biệt là nhiều "tài lẻ" mặc dù nó chẳng liên quan mấy tới ngành nghề.

Tìm kiếm một công việc mới có thể rất khó. Khó ở chỗ phải cân bằng khi viết thư xin việc và phỏng vấn với những nhiệm vụ mình phải làm ở công việc hiện tại, rồi lại phải nổi bật hơn so với những ứng viên cạnh tranh.

Nếu hồ sơ của bạn dễ đọc, không có lỗi đánh máy, và bạn có những kinh nghiệm liên quan chặt chẽ với vị trí đang ứng tuyển, hãy thử bổ sung một số kỹ năng vào cuối hồ sơ. Các kỹ năng này sẽ giúp bạn quảng bá hình ảnh bản thân như một ứng viên vượt trội, khiến bạn trở nên nổi bật trong vô vàn các hồ sơ ứng viên.


Nguồn: Mạng thư viện

Chuyện ngụ ngôn về một con bò


Ngày xửa ngày xưa, có một ông thầy giáo khôn ngoan và giàu kinh nghiệm muốn truyền cho một trong số các học trò của mình các bí quyết để sống một cuộc đời hạnh phúc và thịnh vượng.

Vốn biết những khó khăn và rào cản quá nặng nề mà nhiều người gặp phải trên con đường mưu cầu hạnh phúc, ông nghĩ rằng bài học đầu tiên là nên giải thích cho mọi người hiểu vì sao nhiều người chỉ sống cuộc đời bình bình và tầm thường.

Xét cho cùng, ông giáo nghĩ, có quá nhiều người, cả nam lẫn nữ dường như không thể vượt qua các trở ngại ngăn cản họ thành công và đành bằng lòng sống một cuộc đời thiếu hụt và khốn khó. Ông giáo biết rằng để một người trẻ tuổi lãnh hội được bài học rất quan trọng này, người đó nên tận mắt chứng kiến chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta cho phép sự tầm thường chi phối cuộc đời mình.

Để dạy được những bài học quan trọng này, ông giáo quyết định cùng vói người học trò của mình lên đường đi đến một ngôi làng nghèo khổ trong vùng. Cảnh khổ đau và hoang tàn bày ra khắp nơi, và cư dân ở đó có vẻ như đã phó thác cuộc đời mình cho số mệnh.

Ngay khi đến nơi, ông giáo yêu cầu ngưòi học trò tìm giúp mình một gia đình nghèo nhất trong khu vực. Đó sẽ là nơi họ tạm trú qua đêm.

Đi bộ một lúc thì họ ra đến rìa thị trấn. Và ở đó, giữa mênh mông, hai người dừng chân trước một căn lều nhỏ tồi tàn rệu rã nhất mà họ từng nhìn thấy.

Cái cấu trúc sắp sụp đổ này nằm ở ngoài rìa xa nhất của một nhóm nhỏ vài căn nhà vùng thôn quê. Hiển nhiên là căn lều này thuộc về một gia đình nghèo khó nhất làng. Những bức vách đứng đó như chỉ nhờ vào phép lạ, đe dọa sẽ sụp đổ bất cứ lúc nào. Nước thấm qua cái mái nhà tạm bợ vốn trông chẳng có sức đâu mà che chắn được thứ gì, và đủ mọi thứ rác rưởi được gom góp lại chất dựa vào các bức vách của ngôi nhà càng làm tăng thêm vẻ rệu rã.

Chủ nhà, được một chú nhóc con báo động về sự có mặt của hai vị khách lạ, đã bước ra và chào đón họ một cách nhiệt tình.

"Xin chào ông bạn quý," ông giáo đáp lễ. "Không biết ông có vui lòng cho hai kẻ bộ hành mệt lả này tá túc một đêm ở đây không?"

"Ở đây chật chội lắm, nhưng nếu các vị không ngại gì thì chúng tôi xin mời."

Khi hai thầy trò bước vào trong, họ thật sự sốc khi nhìn thấy một không gian tí tẹo, không rộng hơn mười lăm thước vuông, là nơi ở của tám con người. Bố, mẹ, bốn đứa con và hai ông bà cụ cố gắng hết sức để nhường mỗi người một chút trong tình trạng tù túng chật hẹp này.

Những thân hình nhếch nhác và gầy gò một cách đau đớn cùng với quần áo rách rưới là bằng chứng rõ ràng của sự thiếu thốn phô bày cuộc sống hằng ngày của họ. Những gương mặt buồn bã và dáng vẻ lòm khòm cho thấy rõ sự bần cùng không chỉ đã chiếm lĩnh cơ thể họ, mà còn ăn sâu vào tâm hồn họ.

Hai vị khách không cưỡng được cái nhìn xung quanh, trong lòng tự hỏi liệu trong cái nơi khốn cùng này còn có thứ gì đáng giá không. Chả có gì!

Nhưng khi bước ra ngoài, họ mói nhận ra mình đã lầm. Thật đáng kinh ngạc vì gia đình này còn có một thứ tài sản bất thường - khá đặc biệt trong hoàn cảnh này. Họ có một con bò.

Con bò thì chẳng có gì đáng nói, nhưng cuộc sống và hoạt động hàng ngày của họ có vẻ như chỉ xoay quanh con vật này. "Cho bò ăn đi." "Đừng để nó khát." "Buộc nó lại cho chắc." "Đừng quên dẫn nó đi ăn." "Vắt sữa bò đi!" Vậy đó, ta có thể thấy con bò giữ một vai trò quan trọng trong gia đình này, mặc dù chút sữa ít ỏi do nó cung cấp chỉ đủ để họ sống vật vã qua ngày.

Tuy nhiên, con bò có vẻ phục vụ một mục đích lớn hon: Nó là thứ duy nhất giữ cho họ khỏi rơi vào đường cùng. Ở một nơi mà mọi thứ đều khan hiếm, việc sở hữu một tài sản có giá trị như vậy đã mang lại cho họ sự ngưỡng mộ, nếu không muốn nói là sự ghen tị, từ những người hàng xóm.

Và ở nơi đó - trong chỗ bẩn thỉu và nháo nhác đó - hai thầy trò đã đặt lưng xuống nghỉ qua đêm.

Sáng hôm sau, trước khi bình minh kịp ló dạng, hai thầy trò lặng lẽ lên đường một cách thận trọng để không đánh thức những người khác.

Người học trò nhìn lại, như muốn một lần nữa ghi nhận vào tâm khảm khung cảnh tồi tàn đó. Từ trong thâm tâm, anh hoàn toàn không hiểu được vì sao thầy lại dẫn mình đến đây. Tuy nhiên, trước khi ra đến đường cái, ông giáo già thì thầm: "Đã đến lúc cho con biết cái gì đã đưa chúng ta đến cái nơi tồi tàn này".

Trong chuyến viếng thăm ngắn ngủi của mình, họ đã chứng kiến một cuộc sống hầu như hoàn toàn bị ruồng bỏ, nhưng người học trò vẫn chưa hiểu được lý do khiến gia đình đó lại sống cực khổ đến vậy. Vì sao họ lại ra nông nỗi này? Điều gì đã buộc họ phải ở lại đây?

Ông giáo đi chầm chậm về phía con bò đang bị buộc vào một cái cột hàng rào lung lay cách căn nhà chưa đầy hai mươi thước. Khi còn cách con bò khoảng một bước chán, ông giáo già rút ra một con dao găm mà ông mang theo bên mình. Người học trò cảm thấy hoang mang. Khi ông giáo giơ tay lên, anh như chết điếng khi nhận ra điều thầy mình sắp làm. Anh ta hầu như không tin vào mắt mình khi ông giáo già đưa lưỡi dao cứa ngọt một đường ngang cổ con bò. Vết cắt chí mạng làm cho con vật ngã quỵ.

"Nhìn xem thầy đã làm gì?", anh đau đớn hỏi ông giáo bằng một giọng thì thầm vì sợ đánh thức mọi người. "Làm sao thầy lại có thể giết chết con vật tội nghiệp đó chứ? Đây là loại bài học gì mà có thể khiến cho gia đình đó phải lâm vào cảnh suy sụp hoàn toàn? Đây là tất cả những gì họ có. Rồi họ sẽ ra sao?"

Chẳng chút xao động vói thái độ đau khổ của người học trò và làm ngơ trước những thắc mắc của anh ta, ông giáo bỏ đi, để lại cảnh tượng hãi hùng phía sau, bàng quang trước thảm cảnh mà gia đình đó sẽ phải đối mặt khi mà họ đã mất đi con bò. Anh học trò bước theo sau, trong lòng vẫn còn nhiều khúc mắc, và họ tiếp tục lên đường.

Còn cái gia đình đó bị buộc phải đối mặt vói một tình trạng bấp bênh, đầy rẫy những khó khăn và khả năng bần cùng hơn nữa.

Trong suốt những ngày sau đó, anh học trò bị ám ảnh không thôi vì ý nghĩ khủng khiếp rằng cả gia đình đó sẽ chết đói hết nếu họ không có con bò. Liệu anh còn có thể rút ra kết luận nào khác từ sự mất mát nguồn sống duy nhất của họ? Trong nhiều tháng sau, anh lúc nào cũng ray rứt vói những ý nghĩ này và với cảnh tưọng của buổi sáng đau buồn hôm ấy.

Một năm qua đi và một buổi chiều nọ, ông giáo già gợi ý họ trở lại ngôi làng đó xem thử chuyện gì đã xảy ra với gia đình kia. Chỉ một gợi ý nhỏ về một sự kiện dường như đã đi vào quên lãng nhưng cũng đủ để đánh thức trong lòng người học trò cái ký ức sống động về bài học mà, cho đến tận bây giờ, anh vẫn không thể nào hiểu hết.

Một lần nữa, đầu óc anh học trò lại chìm ngập trong những suy nghĩ về gia đình khốn khổ kia và vai trò mà anh đã tham gia trong phần số của họ. Chuyện gì đã xảy ra vói họ? Họ có sống sót qua cái đòn nặng nề đó không? Họ có bắt đầu nổi một cuộc sống mới không? Liệu mình có thể giáp mặt với họ sau những gì mà thầy đã làm?

Mặc cho những ý nghĩ rối beng trong đầu, người học trò bất đắc dĩ nhận lời và miễn cưỡng tham dự chuyến đi có thể làm sáng tỏ sự việc đã khiến anh phải khốn khổ cả năm qua.

Sau nhiều ngày, hai người đến ngôi làng cũ. Họ tìm kiếm căn lều năm trước trong vô vọng. Cảnh vật xung quanh trông vẫn như xưa, nhưng chẳng thấy bóng dáng cái nơi tồi tàn mà họ đã qua đêm ngày ấy đâu cả, thay vào đó là một căn nhà xinh xắn vừa mới được xây dụng trên nền đất cũ. Họ dừng chân và hết nhìn ngược lại nhìn xuôi để biết chắc mình đã đến đúng chỗ.

Người học trò lo ngại rằng cái chết của con bò là một đòn giáng quá mạnh khiến một gia đình trơ trụi như họ không thể nào qua nổi. Có lẽ họ đã bị buộc phải bỏ đi và một gia đình khác khá giả hơn đã may mắn làm chủ mảnh đất và dựng nên ngôi nhà mới này. Còn khả năng nào khác đâu chứ? Chắc hẳn sự xấu hổ đã khiến họ phải tha hương.

Trong lúc những ý nghĩ đó đang lẩn quẩn trong đầu, anh học trò cứ lưỡng lự giữa ý muốn biết chuyện gì đã xảy ra cho gia đình nọ và việc mặc kệ họ để tiếp tục lên đường, né tránh cái việc chẳng thú vị gì là xác minh sự nghi ngờ tồi tệ trong đầu mình. Nhưng cuối cùng anh quyết định khám phá - mình cần phải biết, cho nên anh gõ cửa ngôi nhà và đứng đợi.

Trong chốc lát, một người đàn ông vui vẻ từ trong nhà bước ra. Thoạt tiên anh học trò không nhận ra ông ta. Nhưng rồi anh không thể giấu được vẻ thảng thốt khi nhận ra đó chính là người đã cho họ ngủ trọ năm ngoái. Hiển nhiên cùng là một người, nhưng có cái gì đó rất khác lạ ở con người này.

Ông ta mặc quần áo sạch sẽ và chải chuốt gọn gàng. Ông ta có nụ cười trên đôi môi và sự linh lợi trong đôi mắt. Rõ ràng đã xảy ra một điều gì đó có ý nghĩa to lớn trong đời ông ta.

Ngườii thanh niên gần như không tin vào mắt mình. Làm sao lại có thể như thế? Liệu chuyện gì có thể xảy ra chỉ trong thời gian một năm? Anh ta bổ nhào lại chào hỏi người đàn ông nọ và ngay lập tức "truy vấn" ông ta về vận may nào đã đến với ông và gia đình.

"Chỉ năm ngoái, khi chúng tôi ghé qua đây," anh hỏi, "các ông dường như đang sống trong tình trạng bất hạnh và vô vọng. Hãy cho tôi biết đã xảy ra chuyện gì làm các ông thay đổi nhiều như thế. Điều gì đã khiến các ông gặp hên đến vậy?"

Không đếm xỉa gì đến việc chính hai ngưòi khách này đã là thủ phạm giết con bò, người đàn ông mời họ vào nhà và bắt đầu kể câu chuyện ly kỳ của gia đình mình - câu chuyện sẽ làm thay đổi cuộc đời anh bạn trẻ của chúng ta mãi mãi.

Câu chuyện thay đổi cuộc đời

Ông chủ nhà kể rằng thật là một sự trùng hợp kỳ lạ, khi ngay cái ngày mà hai thầy trò rời đi, không biết kẻ bất lương nào do ganh ghét với tài sản hiếm có của gia đình ông đã nhẫn tâm cắt cổ con vật tội nghiệp đó.

"Tôi phải thừa nhận rằng", ngườii đàn ông nói, "phản ứng đầu tiên của chúng tôi là vô cùng tuyệt vọng và đau khổ. Trong suốt một thời gian dài, sữa của con bò đó là nguồn sống duy nhất của chúng tôi. Hơn nữa, nó còn là tài sản duy nhất mà chúng tôi có; cuộc sống của chúng tôi phụ thuộc vào nó. Con bò đó là tâm điểm cho sự tồn tại hằng ngày của chúng tôi, nói thật lòng, việc có được con vật ấy tạo cho chúng tôi một cảm giác an toàn và mang lại cho chúng tôi sự ngưỡng mộ từ hàng xóm.

"Không lâu sau cái ngày bi đát ấy, chúng tôi nhận ra rằng nếu không làm một cái gì đó, chúng tôi chỉ có thể rơi vào tình huống tệ hại hon. Chúng tôi đã xuống tới đáy cuộc đời khi mất đi con vật ấy. Chúng tôi cũng cần phải ăn và nuôi nấng con cái nữa. Và rồi chúng tôi phát hoang một miếng đất phía sau nhà, gieo vài hạt rau củ quả. Đó là cách mà chúng tôi sống qua ngày trong vài tháng đầu.

"Một thòi gian sau, chúng tôi nhận thấy rằng mảnh vườn đó cung cấp nhiều lương thực hơn mức chúng tôi cần. Nếu có thể bán cho những người xung quanh, chúng tôi có thể mua thêm hạt giống, và không lâu sau, chúng tôi không những đủ ăn mà còn có thể đem ra chợ bán.

"Và rồi điều đó xảy ra!" người đàn ông hồ hỏi nói. "Lần đầu tiên trong đời chúng tôi có tiền mua thực phẩm và quần áo. Và chúng tôi nhận thấy niềm hy vọng cho một cuộc đời mới, một cuộc đời mà chúng tôi chưa bao giờ nghĩ, ngay cả trong mơ, là có thể trở thành hiện thực.

"Chúng tôi xây căn nhà nhỏ này hồi tháng trưóc. Có vẻ như chuyện mất con bò đã mở mắt cho chúng tôi thấy một cuộc sống khác có triển vọng."

Anh bạn trẻ lấy làm kinh ngạc khi nghe câu chuyện. Cuối cùng anh cũng nhận ra bài học mà người thầy đáng kính đã muốn dạy cho anh. Đột nhiên mọi thứ trở nên rõ ràng. Cái chết của con bò không hề là dấu chấm hết dành cho họ như anh đã lo sợ, mà đã mở ra một cuộc sống mới với nhiều cơ hội tốt hơn.

Mở ra một cuộc sống mới

Người chủ nhà mời hai thầy trò ở lại qua đêm và họ vui vẻ nhận lời. Sáng hôm sau, họ chào tạm biệt ông chủ và gia đình, tiếp tục cuộc hành trình của mình.

Ông giáo, vốn lặng thinh từ bấy đến giờ, hỏi anh học trò, vốn vẫn đang còn kinh ngạc với những gì anh ta được nghe kể và chứng kiến: "Con có nghĩ là gia đình nọ vẫn có thể đạt được những điều mà họ gặt hái trong năm vừa qua nếu như họ vẫn còn con bò đó?"

"Có lẽ không," người học trò trả lời không do dự.

"Vậy bây giờ con hiểu chưa? Con bò mà họ yêu quý như báu vật chính là sợi dây xích trói buộc cuộc đòi họ với đói nghèo khổ cực. Họ đã đinh ninh rằng con bò đó giúp họ khỏi bị suy sụp. Nhưng phải đợi đến khi mất đi sự an toàn giả tạo đó thì họ mới bị buộc phải nhìn sang một hưóng mói."

"Nói cách khác," anh học trò tiếp lời, "con bò - con vật mà hàng xóm của họ coi như là ơn phước - đã cho họ cái cảm giác mình không phải đang sống trong sự bần cùng, nhưng thực ra cuộc sống của họ rất thảm hại."

"Đúng là như thế," ông giáo già lên tiếng. "Đó là điều sẽ xảy ra khi con tin rằng cái thứ ít ỏi mình có được là đã đủ lắm rồi. Chỉ một ý nghĩ đó thôi đã là sợi xích nặng nề ngăn không cho con tìm kiếm những thứ khác tốt hơn. Sự thỏa mãn bắt đầu hủy hoại cuộc đời con. Con chấp nhận các hoàn cảnh của mình dù không hài lòng vói chúng. Con biết rằng con không vui sướng vói vị trí của mình trong cuộc sống, nhưng con cũng không thấy khốn khổ. Con thất vọng vói cuộc sống mà mình được hưởng nhưng sự bất mãn không đủ lớn để con tìm cách làm một cái gì đó với nó. Con có thấy điều đó bi đát như thế nào không?

"Khi con có một công việc mà con không thích, cái công việc mà thậm chí chẳng đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu và cũng chẳng mang lại cho con bất cứ sự thỏa mãn cá nhân nào hoặc cho con cuộc đời mà con muốn, thì quyết định bỏ đi và tìm công việc khác là điều dễ dàng. Nhưng khi cái công việc mà con không thích đó giúp con trả được nợ, sống sót, và cũng tận hưởng được một vài tiện nghi nho nhỏ, thì con dễ dàng rơi vào cái bẫy hài lòng với suy nghĩ rằng ít nhất thì mình cũng có được một cái gì đó. Cuối cùng, con biện minh rằng khối người muốn cái công việc đó mà có được đâu.

"Cũng giống như con bò, thái độ đó luôn luôn kiềm hãm con. Nếu không gạt bỏ nó đi, mãi mãi con sẽ không thể thấy được gì khác hơn ngoài những thứ con đã biết lâu nay. Con sẽ trở thành một nạn nhân chung thân của những giới hạn mà con tự đặt ra trong cuộc sống của mình. Điều đó cũng giống như con tự bịt mắt mình ở vạch xuất phát và cầu nguyện cho mình thắng cuộc."

Bài học cuộc sống

Người học trò càng nghe càng kinh ngạc. Anh cảm thấy thích thú với những nhận định của thầy mình và bắt đầu hiểu cặn kẽ những vấn đề đó. "Chúng ta ai cũng có những con bò trong đời mình. Chúng ta mang trên mình gánh nặng của những niềm tin sai lầm, những lời biện bạch, những nỗi sợ và những định kiến. Bi đát thay, tất cả những hạn chế do ta tự áp đặt cho mình đã trói buộc chúng ta vào một cuộc sống tầm thường."

"Không chỉ có vậy," ông giáo già tiếp lời, "nhiều người ngoan cố giữ lại cái lý do họ không thể sống cuộc đời mà họ luôn mơ ước. Họ tạo nên những lời bào chữa hầu như rất đáng tin để biện hộ với chính mình và với ngưòi khác, và tiếp tục sống với những xáo động nội tâm khi họ nhận ra rằng những lý lẽ đó có lẽ đánh lừa được người khác chứ không lừa được bản thân mình."

"Thật là một bài học lớn," người học trò trầm ngâm nói, đồng thời hướng suy nghĩ về những con bò của mình.

Trên đường về, anh cẩn thận xem xét tất cả những hạn chế mà anh đã vận vào mình trong cuộc đời. Và anh quyết định sẽ loại bỏ tất cả những niềm tin đã trói buộc anh vào một cuộc đời làng nhàng và tầm thường, cũng như đã ngăn cản anh thể hiện tiềm năng thật sự của mình.

Không nghi ngờ gì nữa, anh tự nhủ, ngày hôm đó đã đánh dấu sự bắt đầu một cuộc đời mới, một cuộc đời không có bò.

Nguồn: Mạng Thư Viện.

10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn không bao giờ giàu

Có rất nhiều dấu hiệu cho thấy bạn sẽ không bao giờ trở thành người giàu có. Điều này được biểu hiện qua cách bạn chi tiêu, tiết kiệm hay lập kế hoạch tài chính. Trái với suy nghĩ của số đông rằng mọi người đều có cơ hội ngang nhau để trở nên giàu có, một số người sẽ khó giàu hơn những người khác. Sau đây là 10 dấu hiệu dễ thấy nhất cho thấy bạn sẽ không có nhiều khả năng trở nên giàu có.

1. Chỉ làm chăm chỉ, chưa làm thông minh

Ở trường học chúng ta được dạy nếu chăm chỉ, chúng ta sẽ thành công. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia tư vấn tài chính cho rằng đó chỉ là một nửa câu chuyện.

"Nếu bạn chỉ làm việc chăm chỉ, bạn sẽ không bao giờ trở nên giàu có", Eric Edelman, một chuyên gia tài chính hàng đầu cho hay. Ông cho rằng làm việc chăm chỉ đến mấy cũng chưa là điều kiện đủ để có thể giàu.

Theo Edelman, để sung túc trong tương lai, con người phải làm việc vừa chăm chỉ vừa thông minh. Một cách làm việc thông minh mà chuyên gia này gợi ý là đầu tư số tiền bạn kiếm được từ làm việc chăm chỉ vào thị trường chứng khoán hay các quỹ ủy thác để tiền lại sinh ra tiền.

2. Quá tập trung vào gia tăng tiết kiệm thay vì gia tăng thu nhập

Bạn cần tăng cả thu nhập của mình thay vì chỉ tăng khoản tiết kiệm. Tiết kiệm là yếu tố quan trọng để làm giàu, tuy nhiên đừng để tiết kiệm đánh lạc hướng bạn khỏi mục tiêu lớn nhất là tăng thu nhập, điều mà người giàu có luôn hướng đến.

Các chuyên gia cho rằng phần đông mọi người quá tập trung vào việc săn phiếu giảm giá hay sống quá chi li khiến họ lỡ mất nhiều cơ hội gia tăng thu nhập.

Điều cần làm không phải là từ bỏ việc tiết kiệm mà hãy bắt đầu suy nghĩ theo cách của người giàu, "đừng lo về việc hết tiền, hãy tập trung lo việc làm ra nhiều tiền hơn", một chuyên gia tài chính cho hay.

Rất nhiều tỷ phú chia sẻ họ xây dựng nhiều nguồn thu nhập bên cạnh việc tiết kiệm một cách thông minh.

3. Mua những thứ bản thân không đủ khả năng chi trả

Nếu "vung tay quá trán", bạn sẽ không bao giờ giàu. Dù bạn bắt đầu có thu nhập tốt hay vừa được tăng lương, đừng lấy đó làm lý do để nâng mức chi tiêu của bản thân.

"Tôi chỉ mua đồng hồ hạng sang hay siêu xe khi doanh nghiệp và các khoản đầu tư của tôi bắt đầu tạo nhiều nguồn thu nhập ổn định", Grant Cardone, một triệu phú tự thân chia sẻ. "Khi mới trở thành tỷ phú, tôi vẫn lại một chiếc Camry".

4. Hài lòng với một mức lương ổn định

Đa số mọi người đều chọn những công việc trả lương theo thời gian (theo ngày, giờ làm việc), trong khi người giàu chọn những công việc trả lương theo kết quả.

"Không phải người giàu không bao giờ làm việc nhận lương theo giờ, tuy nhiên theo phần lớn người giàu, đây là cách thăng tiến an toàn nhưng chậm chạp. Họ ưu tiên tự lập doanh nghiệp bởi đây là cách nhanh nhất để làm giàu".

Trong khi những người giàu nhất tiếp tục mở doanh nghiệp và tích lũy tài sản, đại đa số mọi người vẫn muốn có một công việc và mức lương ổn định, có tăng lương hàng năm.

5. Vẫn chưa bắt đầu đầu tư

Một trong những cách hiệu quả nhất để kiếm thêm tiền là đầu tư và nên làm càng sớm càng tốt. Trung bình người giàu dành 20% thu nhập mỗi năm để đầu tư. Bạn không cần phải là chuyên gia tài chính, hay là người có thu nhập "khủng" mới có thể đầu tư sinh lời.

6. Theo đuổi giấc mơ của người khác, không phải của mình

Nếu bạn muốn thành công, hãy yêu việc mình làm, đồng nghĩa với việc hãy theo đuổi đam mê. Theo nghiên cứu, rất nhiều người mắc sai lầm khi theo đuổi công việc không phù hợp với mình vì thấy người khác thành công trong công việc đó.

"Bạn sẽ chỉ kiếm sống qua ngày vì không có đủ đam mê để thành công", Thomas Corley viết trong cuốn Thay thói quen, đổi cuộc đời.

7. Không bảo giờ dám mạo hiểm

Nếu bạn muốn làm giàu, muốn đạt được thành công, bạn phải dần quen với việc mạo hiểm. Bạn không thể giàu nếu chấp nhận lối đi an toàn như bao người.


Người giàu học được rằng vượt qua nỗi sợ mạo hiểm và chấp nhận những rủi ro đã được tính toán chính là chìa khóa dẫn đến thành công.

8. Không có mục tiêu tài chính

Nếu bạn muốn làm giàu, quá trình sẽ đơn giản và thú vị hơn nếu bạn có một mục tiêu cụ thể, rõ ràng trước khi lên kế hoạch tài chính.

Bạn muốn mua nhà, mua xe, du lịch hàng tháng, nghỉ hưu dư dả, hãy viết những mục tiêu rõ ràng.

"Người nghèo khác người giàu ở chỗ người nghèo không có được những gì họ cần vì họ không biết chính xác họ cần gì", T. Harv Eker, một tỷ phú tự thân, chia sẻ.

9. Chi tiêu trước rồi tiết kiệm phần còn lại

Thay vì chi tiêu trước, hãy tiết kiệm trước. Các chuyên gia đưa ra lời khuyên hãy tính toán một khoản bằng 30 giờ thu nhập của bạn, gửi vào một kênh đầu tư như tài khoản tiết kiệm hay đơn giản là cất riêng không sử dụng.


Thói quen này sẽ tập cho bạn chi tiêu hợp lý hơn cũng như giúp bạn tiết kiệm hiệu quả hơn thay vì chi tiêu phóng khoáng và tiết kiệm không được bao nhiêu.

10. Không tin mình có thể trở nên giàu có

"Phần lớn mọi người đều tin rằng giàu là đặc quyền của những người may mắn", Steve Siebold, một triệu phú tự thân viết. "Sự thật là trong nền kinh tế, bạn hoàn toàn có thể giàu nếu bạn sẵn lòng tạo ra giá trị lớn cho mọi người".

Hãy bắt đầu bằng câu hỏi "tại sao không phải là tôi", Siebold cho hay. Sau đó, hãy nghĩ lớn. Người giàu thường rất tham vọng.

Nguồn: Ngô Minh - Theo Business Insider

7 bài học thâm thúy đến từ vụ cướp ngân hàng


Trong vụ cướp nhà băng được cho là ở Quảng Châu - Trung Quốc, một tên cướp hét lên: "Tất cả đứng im, nên nhớ tiền thuộc về Nhà nước, còn mạng sống thuộc về các người".

Mọi người trong ngân hàng nghe xong liền im lặng nằm xuống.

»» Điều này được gọi là: "Cách thức khai tâm - Thay đổi những suy nghĩ theo lối mòn"

Có cô nhân viên nằm trên bàn trong tư thế khêu gợi, một tên cướp hét lên: "Làm ơn cư xử văn minh, chúng tôi là cướp chứ không phải những kẻ hiếp dâm!"

»» Điều này được gọi là "Hành xử chuyên nghiệp - Chỉ tập trung vào công việc mà bạn được huấn luyện!"

Khi tên cướp quay lại, một tên cướp trẻ hơn (có bằng MBA) nói với tên cướp già hơn (kẻ mới tốt nghiệp hết phổ thông): "Đại ca, có phải đếm xem chúng ta cướp được bao nhiêu?". Tên cướp già gằn giọng: "Mày ngu lắm, bao nhiêu tiền, đếm thế nào được? Đợi đi, tối nay TV sẽ nói chúng ta cướp được bao nhiêu!"

»» Điều này được gọi là: "Kinh nghiệm - Ngày nay thì kinh nghiệm quan trọng hơn bằng cấp, sách vở"

Sau khi băng cướp rời khỏi, giám đốc chi nhánh định gọi báo cảnh sát. Kế toán trưởng vội vã chạy đến, thì thầm vào tai ngài: "Đợi đã, hay để 5 triệu chúng ta biển thủ vào trong số bị băng cướp lấy mất!"

»» Điều này được gọi là: "Bơi theo dòng nước - Chuyển đổi những tình huống bất lợi trở thành thuận lợi"

Người giám đốc tự nhủ: "Vậy thật tuyệt nếu cứ mỗi tháng lại có một vụ cướp!"

»» Điều này được gọi là: "Hãy loại bỏ những điều khó chịu - Hạnh phúc là điều quan trọng nhất"

Ngày hôm sau, TV đưa tin 100 triệu đã bị cướp khỏi nhà băng. Những tên cướp đếm đi đếm lại thì chỉ có 20 triệu. Chúng rất giận dữ: "Chúng ta mạo hiểm mạng sống của mình chỉ để lấy 20 triệu, bọn chó đó chỉ ngồi chơi mà cướp được 80 triệu. Đúng là học hành, có bằng cấp thì chúng nó được ngồi cái ghế đấy, cướp tiền siêu đẳng hơn chúng ta!"

»» Điều này giải thích tại sao: "Kiến thức thì giá trị như... vàng"

Cuối cùng người chủ ngân hàng mỉm cười bởi sự mất mát của ông trong cổ phiếu công ty khi vụ cướp xảy ra.

»» Điều này cho chúng ta biết: 'Cơ hội luôn đi kèm với rủi ro"

Kết luận: Trong cuộc sống luôn có những điều chúng ta có thể nhanh chóng nhìn ra, có những điều không như chúng ta thấy từ bên ngoài, và chân lý chỉ mang tính tương đối.

Quan trọng nhất là thái độ đối với cuộc sống này, hay cách nhìn chúng ta lựa chọn để mang lại vui vẻ, hạnh phúc cho bản thân, cho những người thân xung quanh mình.

»» Bài viết cùng chuyên mục: Câu chuyện 3 chai sữa và bài học về Marketing

Nguồn: Mạng Thư Viện

[Công nghệ sinh học] Trồng lúa và nuôi cá trong hồ sinh học nước thải chăn nuôi

Trong một lần tình cờ lướt internet, vô tình thấy một công nghệ sinh học khá độc đáo. Có thể một số bạn đã biết đến cách này rồi, nhưng một số thì không. Vì thế, mở đầu cho chuyên mục Công nghệ sinh học tôi quyết định chia sẻ công nghệ này với hy vọng các bạn có thể thử nghiệm trên thực tế. Công nghệ: nuôi trồng trên hồ sinh học nước thải chăn nuôi.

[Công nghệ sinh học] Trồng lúa và nuôi cá trong hồ sinh học nước thải chăn nuôi
Ý tưởng trồng lúa, rau trên hồ sinh học nước thải chăn nuôi. Photo by Internet.
Bài viết này không nhằm mục đích thương mại, chỉ nhằm mục đích chia sẻ cách làm mới cho người dân.

Xử lý nước thải trang trại chăn nuôi luôn là vấn đề khiến các chủ trang trại cảm thấy đau đầu. Đơn cử là các trang trại nuôi heo, vấn đề ô nhiễm môi trường và chi phí trong xử lý nước thải nuôi heo là rất lớn. Giải pháp tối ưu nhất để giải quyết vấn đề này là xây dựng hồ sinh học để xử lý.

Thật vậy, thực tế hiện nay nhiều trang trại chăn nuôi có diện tích hồ sinh học rất lớn. Và đa số các hồ sinh học đều được sử dụng các phương pháp xử lý sinh học như dùng vi sinh xử lý nước thải chẳng hạn, các chế phẩm vi sinh này rất an toàn với hệ sinh thái và chúng giúp xử lý nước thải của trang trại sạch hơn.

[Công nghệ sinh học] Trồng lúa và nuôi cá trong hồ sinh học nước thải chăn nuôi
Hồ sinh học của các trang trại chăn nuôi rất lý tưởng cho việc nuôi cá và trồng rau phục vụ chăn nuôi. Photo by Internet.

Nuôi trồng trên các hồ sinh học

Với điều kiện như vậy, tại sao không thử một vài ý tưởng "hay ho" để phát triển! Sau khi tham khảo ở một số trang trại, tác giả đã nảy ra 2 ý tưởng: nuôi cá trong ao sinh học và trồng lúa trên ao sinh học. Với những ý tưởng này, các chủ trang trại có thể tận dụng ao sinh học một cách triệt để nhất.

a. Nuôi cá trong ao sinh học

Các loại cá như: cá rô, cá trê, cá lóc, cá tra, cá basa,... là rất thích hợp để nuôi trong các hồ sinh học. Bởi hàm lượng chất dinh dưỡng có trong nước thải trong chăn nuôi là rất lớn, đây cũng chính là nguồn thực phẩm cung cấp chính cho những loại cá trên. Từ đó, cá sẽ phát triển rất nhanh và sinh sản tăng số lượng, đó sẽ trở thành nguồn thực phẩm phụ vô cùng dồi dào.

[Công nghệ sinh học] Trồng lúa và nuôi cá trong hồ sinh học nước thải chăn nuôi
Một dự án nuôi cá tra trong hồ sinh học. Photo by Internet.

b. Trồng trọt trên bề mặt hồ sinh học

Ngoài việc nuôi cá, hãy thử vận dụng cách trồng rau hoặc lúa ngay trên bề mặt hồ sinh học để làm thực phẩm phục vụ trong chăn nuôi. Các loại rau bạn có thể trồng như: lúa cho heo ăn, cỏ voi cho bò ăn, và một số loại rau. Vậy, cách làm như thế nào?

[Công nghệ sinh học] Trồng lúa và nuôi cá trong hồ sinh học nước thải chăn nuôi
Ý tưởng trồng lúa, rau trên hồ sinh học. Photo by Internet.
Cách làm cũng không thật sự quá khó, vấn đề là bạn có khéo tay và cũng cần một ít kinh nghiệm trong trồng trọt.

Bước 1: Chuẩn bị các bè trồng trọt

Bạn có thể dùng các loại như: bè tre, bè xốp, hoặc bè được kết những các ống nhựa pvc, vỏ chai,... và đặt vào đó một ít đất kém dinh dưỡng để làm nơi trồng. Để tăng năng suất cây trồng, bạn có thể kéo thêm 1 bóng điện tròn ra giữa hồ để dùng chiếu sáng vào ban đêm.

Bước 2: Cách gieo trồng

Sau khi gieo hoặc trồng cây lên các bè, dùng nước từ hồ sinh học để tưới cây (dùng nước ở hồ sinh học cấp 2 hoặc cấp 3 để ít bị ô nhiễm), khi hạt đã bắt đầu nảy mầm nghĩa là chúng đã thích nghi với nước thải, lúc này hãy thả các bè xuống hồ sinh học.

Trong quá trình sống, cây hút chất dinh dưỡng từ nước thải và góp phần xử lý nước thải thêm một lần nữa trước khi thải ra môi trường bên ngoài.

* Lưu ý:

- Lớp đất trồng thích hợp là khoảng 30cm (đối với cây lúa, rau) và 50cm (đối với cỏ voi). Đây là điều kiện tốt nhất để cây nảy mầm, bộ rể của cây sẽ tìm chất dinh dưỡng và mọc cắm xuống dưới nước.

- Nếu là bè tre, lưu ý buộc thêm vào đó 1 thùng xốp để đảm bảo các bè luôn nổi trên mặt nước.

- Lưu ý buộc cái bè trồng cố định ở một nơi nào đó, để đến công việc thu hoạch về sau được dễ dàng hơn.

- Dùng vi sinh EcoCleanTM 501 để xử lý nước thải chăn nuôi hiệu quả nhất.

Theo: Internet.

Câu chuyện 3 chai sữa và bài học marketing

Một chuyên gia kinh tế (Trường ĐH Kinh tế TPHCM), trong bài giảng môn marketing, từng nói một cách rất nghiêm túc với các cử nhân quản trị kinh doanh tương lai rằng: "Muốn kinh doanh thành công, các anh chị phải học cách bán hàng từ những người bán hàng rong".

Mặc dù nhiều người khá dị ứng với vấn nạn hàng rong lấn chiếm lòng lề đường, xả rác bừa bãi làm mất mỹ quan đô thị và đặc biệt là tình trạng không ít người bán hàng rong kinh doanh toàn đồ dỏm, không bảo đảm vệ sinh...nhưng trên thực tế, bài học mà chuyên gia kinh tế đưa ra là có cơ sở.


Người bán hàng rong có thể không được trang bị đầy đủ kiến thức bởi nhiều người trong số họ thậm chí không học hết cấp 3, nhưng nhiều bí quyết bán hàng mà họ áp dụng, giới kinh doanh đều được học qua nhưng chưa chắc làm được. 

Trong khi đó, những người bán hàng rong dù chưa học qua bao giờ nhưng họ thực hành rất thành công và rất bài bản.

Hai câu chuyện dưới đây là những ví dụ tiêu biểu. Đầu tiên là bài học ý nghĩa từ người bán sữa bò rong. Một vị khách mua sữa bò, người bán hàng rong nói "1 chai 3 đồng, 3 chai 10 đồng"

Câu chuyện về người bán hàng rong và 3 chai sữa


Có một vị khách đi mua sữa bò vào một sáng ngày cuối tuần. Khi anh ta đang đi thì gặp người gánh hàng rong đang bán sữa bò ở ven đường, anh đã tiến đến và hỏi giá.

Người bán hàng rong trả lời: "1 chai 3 đồng, 3 chai 10 đồng".

Anh không nói gì liền lấy trong túi ra 3 đồng để mua 1 chai, rồi mua thành 3 lần. Mua xong anh ta rất đắc ý cười lớn nói với người bán hàng rong:"Ông có thấy không, tôi chỉ trả 9 đồng đã mua được 3 chai sữa!".

Người bán hàng rong không nói gì, chỉ mỉm cười và thầm nghĩ: "Hay thật! Từ khi áp dụng phương pháp tính giá này, chỉ một thoáng mình đã bán được 3 chai sữa".

Câu chuyện không chỉ đơn giản cho thấy một thủ pháp kích thích tiêu thụ. Nó cũng cho thấy rằng ngay cả bán hàng rong cũng cần có nhiều ý tưởng sáng tạo. 

Thực tế, quan niệm của con người rất khó cải biến, điều quan trọng là cần biết chớp thời cơ và hiểu rõ tâm lý của đối phương. 

Người bán sữa bò rong ở đây đã nắm rõ tâm lý muốn mua được hàng giá rẻ của khách hàng để bán được nhiều sản phẩm hơn.


Câu chuyện tại một cửa hàng kinh doanh tổng hợp


Một thanh niên mới được tuyển vào bán hàng cho cửa hàng. Khi ngày làm việc đầu tiên của anh ta kết thúc, ông chủ tiến lại và hỏi:

- "Anh đã bán hàng hóa cho bao nhiêu người trong ngày đầu tiên hôm nay?"

- "Chỉ một người thôi" - Người bán hàng mới trả lời.

- "Cái gì, chỉ một người thôi sao?" - Ông chủ thốt lên bực tức - "Hầu hết các nhân viên của tôi đều bán được hàng ít nhất cho 20 hoặc 30 người trong một ngày. Thế tổng số tiền thu được là bao nhiêu?"

- "Dạ thưa, khoảng xấp xỉ 100 ngàn USD".

- "100 ngàn USD cơ à" - Ông chủ vui mừng reo lên - "Làm sao chỉ một người mà cậu lại bán được nhiều hàng thế?"

Nhân viên bán hàng mới kể lại:

- "Khi người đàn ông đó đến, tôi bán cho ông ta một cái lưỡi câu nhỏ, sau đó tôi khuyên ông ta nên mua thêm một cái lưỡi câu loại trung bình và một cái lưỡi câu loại lớn. 

Sau khi ông ta mua xong lưỡi câu, tôi lại khuyên ông ta nên mua thêm dây câu, loại nhỏ, loại nhỡ và loại to để câu các loại cá khác nhau. 

Tôi hỏi ông ta rằng ông ta sẽ đi câu ở đâu, ông ấy trả lời rằng ông ấy sẽ đi câu ở ven biển. Tôi liền khuyên ông ta nên mua một cái xuồng máy và bán cái xuồng hiện đại với 2 động cơ. 

Sau khi mua xuồng xong, ông ta nói rằng chiếc ô tô con của ông ta nhỏ quá cho nên không thể chở chiếc xuồng được và vì vậy tôi lại đưa ông ta đến khu bán ô tô và bán cho ông ta một cái xe tải để chở xuồng ra biển."

Nghe xong, ông chủ vô cùng hài lòng với tay nhân viên mới của mình. Ông nói giọng đầy hâm mộ:

- "Như vậy là anh đã thuyết phục và bán cho ông ta tất cả mọi thứ đó, trong khi lúc đầu ông ta đến chỉ định mua một cái lưỡi câu, anh thật là một nhân viên bán hàng giỏi".

- "Không, thực ra không hẳn vậy" - Người bán hàng giải thích - "Lúc đầu, ông ta đến chỉ định mua ít viên thuốc cảm cho vợ. Nhưng tôi nói với ông ta rằng 'Tuần này vợ ông bị cảm cúm như vậy, ông ở nhà mà làm gì, tôi khuyên ông nên đi câu'." 

Như vậy, chàng nhân viên bán hàng đã thành công vì biết "bán cái khách hàng cần chứ không phải cái bạn sản xuất". Và vì vậy, biết khách hàng muốn gì là điều kiện tiên quyết để có thể "đánh đúng tâm lí" và thuyết phục họ.

Quan trải nghiệm, có thể dễ dàng thấy rằng đã có không ít người trở thành đại gia từ những ngày rong ruổi bán hàng vì họ đã từng tiếp cận nhu cầu khách hàng một cách gần gũi, xác thực nhất. 

Như vậy, người bán hàng rong thành công là người làm marketing đáng khâm phục và đáng để những ai muốn khởi nghiệp học hỏi.

Xàm Xí Đú t/h.

Làm chủ tư duy thay đổi vận mệnh : Tiền đề

"Làm chủ tư duy, Thay đổi vận mệnh: Những phương pháp giúp bạn đạt được những gì bạn muốn" là quyển sách về NLP (Lập trình ngôn ngữ tư duy - Neuro - linguistic Programming) đầu tiên tại Việt Nam được dịch và biên soạn lại bởi chính những chuyên gia người Việt đang nghiên cứu, thực hành và áp dụng NLP vào cuộc sống hàng ngày của mình.

Tác giả của quyển sách là Adam Khoo và Stuart Tan (hai nhà đào tạo NLP hàng đầu Châu Á hiện nay). Và nếu bạn không có điều kiện để mua sách, hoặc bạn muốn đọc online,... hãy theo dõi tại chuyên mục "Sách hay" nhé.


Tại sao phải làm chủ tư duy?

Có một vị giáo sư nọ thuê một người chèo đò chở ông xuôi dòng sông. Trên đường đi, để chứng tỏ mình thông minh và uyên bác hơn người, vị giáo sư tìm cách thách đố người lái đò.

Nhặt lên một viên đá ven bờ, ông hỏi: "Anh có bao giờ học môn Địa chất chưa?". Người lái đò nhìn ông ngại ngùng và đáp, "Ơ...không", thậm chí anh còn không hiểu từ "Địa chất" nghĩa là gì.

"Vậy tôi e rằng anh đã uổng phí một phần tư cuộc đời rồi!", vị giáo sư nói giọng trịch thượng. Anh lái đò cảm thấy mình thật ngu dốt nhưng vẫn tiếp tục chèo thuyền.

Càng đi xa, dòng nước càng chảy xiết. Một lúc sau, con người uyên bác kia thò tay vớ lên một chiếc lá trôi trên sông và hỏi: "Này anh kia, thế anh có biết gì về bộ môn Thực vật học không?". Người này, một lần nữa, lại tỏ ra bối rối: "Ừm...không.".

Vị giáo sư lắc đầu và chép miệng: "Chậc chậc, thế thì anh mất toi một nửa cuộc đời rồi còn gì!". Ông ngoắc tay ra hiệu cho anh tiếp tuc chèo. Khúc sông này khá gập ghềnh, sóng nước đập mạnh vào mạn thuyền khiến con thuyền nhỏ chao đi lắc lại.

Nhưng con người thông kim bác cổ kia không để ý điều này, ông còn mải ngắm dãy núi trập trùng xa xa. Ông chỉ tay về hướng đó và hỏi: "Thế...anh có biết về Địa lý không đấy?". Cảm thấy mình thật thấp hèn và kém cỏi, người lái thuyền nuốt nỗi nhục trong lòng và trả lời: "Không".

Giáo sư bèn phán: "Tôi cũng nghĩ thế. Anh đã phí ba phần tư cuộc đời rồi.".

Lúc này, dòng sông trở nên hung tợn với những cơn sóng cả. Người lái đò không thể giữ chiếc thuyền nhỏ thăng bằng được nữa. Một cơn sóng dữ lật nhào chiếc thuyền lên một tảng đá lớn giữa dòng.

Hai người ngoi ngóp giữa dòng nước, anh lái đò quay sang hỏi giáo sư: "Ông có biết bơi không?". Vị giáo sư run rẩy đáp: "Kh...không!".

"Thế thì ông mất cả cuộc đời rồi!", người chèo thuyền nói rồi bơi thẳng vào bờ.

Cũng giống như vị giáo sư và người chèo đò đang "vật lộn" với dòng nước xiết, bạn đang sống trong một thời đại biến đổi từng giờ. Phải chăng, dòng sông cuộc đời ngày càng chảy nhanh hơn và khó lường hơn? Chắc bạn biết rõ điều này, tuy đó mới chỉ là điểm bắt đầu.

Có những việc từng cần đến hàng chục năm mới thay đổi được, nay chỉ cần vài tháng. Chẳng phải để phát minh ra băng cát-xét thế cho đĩa thu âm, người ta đã cần tới 50 năm đó sao? Khoảng 10 năm sau đó, con người lại phát minh ra đĩa CD thế cho băng cát-xét. Khoảng 5 năm sau nữa, những chiếc đĩa siêu nhỏ ra đời. Và trong vòng ba năm kế tiếp, MP3 khiến mọi thứ trước nó trở nên lỗi thời.

Những doanh nghiệp hàng triệu đô có thể bị "sập tiệm" trong phút chốc. Đồng thời những công ty bé xíu có thể biến thành những công ty khổng lồ chỉ trong vài năm. Tương tự, một chuyên gia với nhiều năm kinh nghiệm và kiến thức quý giá có thể không trụ nổi trong một nền kinh tế đầy biến động. Tại sao vậy?

Nền kinh tế hiện đại biến chuyển nhanh đến nỗi 80% những gì bạn học ở trường trở nên vô dụng ngay trước khi bạn tốt nghiệp. Khoảng 30% số ngành nghề, doanh nghiệp, sản phẩm và dịch vụ phổ biến hiện nay chưa hề tồn tại ở thập kỷ trước.

Đã có ai nghe nói tới chức vụ Giám đốc thông tin (Chief Information Officer), nhà thiết kế web, các doanh nhân công nghệ hay nhà cung cấp mạng (Internet Service Provider) vào những năm 1990 chưa? Cũng vậy, một nửa số ngành nghề hiện nay sẽ không còn đất tồn tại trong khoảng 10 năm tới.

Trong thực tế, trung bình trong suốt cuộc đời, con người ta trải qua bốn lần thay nghề đổi nghiệp (không đơn thuần là đổi chỗ làm). Đơn giản là vì những công việc hay công ty họ làm không "sống sót" được lâu.

"Thế giới phải thay đổi và những nhà lãnh đạo là người thay đổi thế giới"

Điều này nghe có vẻ đáng sợ nhưng cũng là thời điểm tuyệt vời cho những người biết nắm bắt thời cơ. Thay đổi luôn đi đôi với cơ hội, bạn có nghĩ thế không?

Hiện danh sách triệu phú và tỷ phú trên thế giới dài gấp trăm lần so với những thập kỷ trước. Đa số những người siêu giàu này ở trong độ tuổi 30, trong khi trước đó, thường những người đã ở tuổi lục tuần mới lọt vào danh sách này. Trong thời đại ngày nay, chỉ cần có một ý tưởng sáng chói là bạn có thể làm chủ một công ty trị giá một tỷ đô trong vòng trên dưới 10 năm. Có thể kể ra: Amazon, E-Bay, Oracle, Hotmail, Facebook,...

Vậy, bạn có đủ các điều kiện cần thiết để bơi trên dòng sông cuộc đời đầy thác ghềnh và nhiều xáo trộn như ngày nay không? Bạn có thể cưỡi lên những cơn sóng để đi xa hơn, nhanh hơn hay ngược lại bị chìm nghỉm giữa dòng?

Bạn có giống một vị giáo sư uyên bác, được trang bị mọi kiến thức trên đời nhưng lại bị "chết chìm" trong thế giới thật? Cả bạn và tôi đều biết rằng thành công trong học vấn, kiến thức và trí thông minh không phải là sự đảm bảo bằng vàng cho thành công chung cuộc trong thời buổi hiện nay. Nếu có thể, nó chỉ là một phần rất nhỏ.

Nhiều người cưỡi lên được con sóng để dẫn đầu trong nền kinh tế mới, thú vị thay, lại là những người từng bỏ học và sau đó thuê các "vị giáo sư" về quản lý cho công ty của họ. Bill Gates (Microsoft), Larry Ellison (Oracle) và Richard Branson (Virgin Group) là những người như vậy.

Trong nền tảng giáo dục và học tập rất quan trọng, những yếu tố này chưa đủ để đảm bảo cho bạn thành công trong thời đại phát triển vượt bậc như ngày nay. Những người thành công nhất trên thương trường không nhất thiết phải là những người thông minh nhất hay có học vị cao nhất, mà chính là những người thể hiện các mô thức thành công.

Các mô thức thành công mà tôi nói đến chính là khả năng quản lý và thể hiện tiềm năng cá nhân một cách tốt nhất. Đó là tổng hợp các niềm tin, thái độ và hành vi của những người liên tục đạt được những thành tích cao nhất.

Đó là tính linh hoạt để liên tục phát triển bằng cách không ngừng học hỏi, quên những điều đã học và học lại những điều mới. Đó là khả năng mô phỏng và tái tạo thành công trong một thời gian ngắn và khả năng phản ứng lại những sự việc xảy ra xung quanh một cách tích cực.

Những người thiếu kỹ năng "bơi" (các vị giáo sư, các chuyên gia hay những người bình thường)  sẽ tiếp tục bị môi trường xung quanh điều khiển và bị nỗi sợ sự thay đổi chế ngự.

Cuối cùng họ sẽ nản chí và trở thành nạn nhân bất lực dưới làn sóng mạnh mẽ của sự toàn cầu hóa, đang liên tục sắp xếp lại cơ cấu và thay đổi chóng mặt. Trong khi đó, những người có thể "bơi" và lướt trên đầu ngọn sóng sẽ giàu có, thành công và thịnh vượng vượt ra ngoài sức tưởng tượng.

Vì thế, hãy làm chủ tư duy để thiết kế vận mệnh trong thời đại đầy xáo trộn và phát triển cực nhanh như hiện nay. Và để làm được điều đó, hãy đón xem những bài viết tiếp theo của "Làm chủ tư duy, Thay đổi vận mệnh" trên blog của chúng tôi nhé các bạn.

Xàm Xí Đú t/h - Theo Adam Khoo & Stuart Tan.

Tuổi 25: Cần chuẩn bị những gì để tương lai không trở thành 'kẻ vứt đi'


Đối với những ai yêu bóng đá ắt hẳn đều biết người trong bức ảnh này là ai. Đó là hình ảnh của tiền đạo điển trai người Pháp - Antoine Griezmann. Ở tuổi 25, anh đã trở nên xuất chúng. Và trong tương lai, anh có thể sẽ đi vào huyền thoại với những tên tuổi lớn như: Thiery Henry, Patrick Viera, Makelele,... Và tại sao tôi mượn hình ảnh của Griezmann để mở đầu cho bài viết này? Vì anh bắt đầu gặt hái được những thành công ở tuổi 25. Và đó là nguồn cảm hứng để tôi chia sẻ bài viết sau đây.

Tuổi 25: Ngưỡng ranh giới giữa "ông""thằng"


Ở tuổi 25, tuổi dấm dớ chẳng còn trẻ nhưng vẫn chưa tới già, người ta cần có gì để vài năm nữa khng cảm thấy mình là đồ thất bại?

Người ta thường bảo nhau rằng: "tuổi trẻ là để hưởng thụ, để đi tìm chính mình, để biết những cái cần biết, làm những cái cần làm, thử những cái nên thử". Điều đó đúng, nhưng cách thực hiện thì không phải ai cũng đúng. Nếu tuổi trẻ mà chỉ biết ăn đi, chơi đi, hưởng thụ đi,... thì là cái tuổi trẻ ăn hại!

Tuổi thanh xuân của mỗi chúng ta cũng giống như những cơn mưa rào, đổ ào xuống, chưa kịp "mặc áo mưa" đã biến mất từ lúc nào. Đó là khoảng thời gian tưởng như rất ngắn, chỉ có thể tạo ra đủ kiểu kỷ niệm nhưng thực ra nó lại gắn liền với nhiều cột mốc quan trọng trong cuộc đời.

Tuổi 18:


Là cái tuổi chính thức được trao đủ quyền công dân, được chịu trách nhiệm về bản thân nhưng vẫn một phần nào đó nằm trong tầm quản lý của bố mẹ. Giai đoạn này gọi là giai đoạn "young buffalo" tức trẻ trâu, là lũ ngông nghênh háo thắng vì ngỡ mình đã "lớn" rồi.

Tuổi 20:


Lớn hơn một chút, chín chắn hơn vì đã có thâm niên nghe gia đình, bạn bè, người lớn cả trên mạng lẫn ngoài đời khai thông đầu óc. Ở tuổi này đã bắt đầu biết ý thức định hình bản thân nhưng vẫn còn hơi non nớt.

Tuổi 22:


Đây là độ tuổi đẹp nhất trong "thời thanh xuân", độ tuổi mà chúng ta bắt đầu có trải nghiệm và ưa trải nghiệm hơn, là độ tuổi ý thức rõ ràng về sự hưởng thụ tuổi trẻ. Tuổi này, nên đi chơi, du lịch càng xa càng tốt, gặp gỡ thật nhiều người.


Làm gì khi bước sang tuổi 25?


Là tuổi ranh giới, tuổi dở ông dở thằng, vừa có chút trưởng thành nhưng thực ra vẫn non và xanh lắm. Nếu như ở tuổi 20, bạn tự xác định cho mình là người hay là ngợm, thì ở tuổi 25, những gì bạn làm, những gì bạn có trong tay sẽ quyết định rằng sau này bạn thành công hay cứ "tà tà" như thế.

Thời gian gần đây tôi có đọc một bài viết trên mạng nói rằng "đàn ông tuổi 28 mà không có 500 triệu là đồ vứt đi". Thấy rằng bài viết này nhận được khá nhiều gạch đá từ cư dân mạng, và tôi cũng nằm trong số đó. Thế nhưng thực tế khi nghĩ kỹ lại thì... cũng hơi đúng thật. Nhưng, cái 500 triệu đó không phải nhất thiết phải tồn tại dưới dạng tiền mặt cất kho, mà nó có thể tồn tại theo muôn hình vạn trạng khác.

Và, thay vì tiếp tục làm "anh hùng bàn phím" chỉ trích tác giả, hãy thử đặt ra vấn đề là: Tuổi 25 nên có những gì để đến tuổi 28 hoặc 30, dù không có đến 500 triệu vẫn không phải là "kẻ yếu kém"?

1. Trải nghiệm ít nhất một lần thất bại trong đời


Không ai bắt chúng ta ở tuổi này phải thành công ngay lập tức, phải có nhiều tiền và địa vị cao, lên báo làm gương mặt của năm hay lêu têu trên bảng xếp hạng triệu phú trẻ của Forbes. Mà được như thế thì quá tuyệt vời luôn không phải nghĩ!

Nhưng mà khi vẫn còn trẻ, vẫn còn khoẻ và nhiều thời gian thì nên biết mùi thất bại một lần. Sự thất bại này không phải để răn đe, để kìm hãm bất cứ sự ngông cuồng điên rồ nào của tuổi trẻ, mà chỉ đơn giản là nên biết mà thôi.

Giống như Muhammad Ali từng nói: "Chỉ có gã đàn ông biết rõ mùi thất bại mới có thể lặn xuống dưới đáy tâm hồn, vốc lên một nắm sức mạnh để chiến thắng khi đang ở thế hoà".

Một ví dụ thực tế cho thấy tràn trề hy vọng nhưng lại sụp đổ quá nhanh. Đó là những du học sinh từ nước ngoài về, ấp ủ ước mơ tìm được một công việc nghìn đô xứng đáng với tấm bằng của mình... thì lại bơ vơ giữa một rừng tuyển dụng đòi hỏi kinh nghiệm, hoặc bị đuổi việc!

Thất bại giống như một thứ gia vị cần thiết trong cuộc sống để đủ cả chua, cay, mặn, ngọt, để ta biết rõ mình là ai và mình không phải siêu nhân toàn năng muốn gì cũng có.


2. Biết sống tự lập


25 tuổi rồi, không còn nhỏ nhắn gì đâu, chẳng nhẽ muốn mua gì, ăn gì cũng phải ngửa tay xin tiền bố mẹ? Hãy biết tự lo cho chính mình bằng chính đồng tiền mình kiếm ra. Vài trăm triệu không có nhưng nhất quyết không được ngửa tay xin tiền bố mẹ được nữa. Một công việc nho nhỏ kiếm vài triệu đủ ăn đủ đổ xăng cũng được, và nhớ dành ra một khoản nho nhỏ đi.

Bởi sao? Vì khi con cái đã 25 tuổi rồi thì bố mẹ cũng chẳng còn trẻ nữa. Tuổi ấy của bố mẹ nên là tuổi nghỉ ngơi, tuổi đi thụ hưởng chứ không phải tuổi nai lưng ra kiếm tiền phục vụ mấy con chim chẳng còn non nớt đang nằm vểnh râu ở nhà.

Có tiền, hãy mời bố mẹ đi du lịch, dù là chỉ gần gần nhà thôi cũng được, mời các cụ một vài bữa ngon, hay tổ chức cho hai cụ một bữa kỷ niệm gì đó, nhân dịp gì thì tự đi mà chọn.

Ít nhất, bạn chứng minh được cho bố mẹ rằng mình đã lớn, đã có thể lo cho bản thân. Mà con người khi tự lập rồi thì lớn nhanh lắm, có ý thức thì lại càng dễ thành công hơn.

3. Có một ít tiền để lo cho bản thân


Đừng nói tiền không quan trọng nhé, thử không có tiền xem "đói mốc mỏ" không cho biết. Nên nhớ, tiền quan trọng cực luôn, quan trọng số 1 trong đời ấy. Nhưng ở tầm tuổi này, tiền chưa phải là yếu tố được đặt lên hàng đầu, nhưng không có nghĩa là được phép vô sản!

Sau bao nhiêu năm lăn lộn đầu đời, kể cả khi đã tìm ra lối đi cho chính mình hay đang lạc giữa nhiều lựa chọn, hãy cố gắng giữ cho mình một chút tiền phòng thân. Bởi vì:

- Có một ít tiền trong tay để đi đây đi đó, biết thêm cái này cái kia, hiểu thêm con người ở Nam sống thế nào, ở Bắc ăn ra sao, ở miền Trung người ta lễ lạp thế nào. Đấy sẽ góp phần vun đắp cho kỹ năng sống cho bản thân.

- Có một ít tiền trong tay để phòng hờ trong mọi trường hợp. Giả sử có nghỉ việc, ăn hại ở nhà thì còn có tiền để trang trải và nuôi sống bản thân. Hoặc đến lúc đau ốm thì tự tin nhập viện khám từ đầu đến chân, thay vì ở nhà tra Google triệu chứng bệnh và bắt đầu "cosplay" thầy lang miệt vườn, sau đó bị đau đầu thì lại đi uống thuốc hạ sốt, hay khó thở lại đi mua thuốc xịt khử trùng không khí chẳng hạn...

Nói chung là giữ cho mình một ít tiền đi, không dùng cái này thì cũng dùng cái khác. Tuổi 25 chúng bạn "cờ hó" cưới không ít đâu, thậm chí là đôi khi còn tự hỏi "wft, ta còn f.a mà chúng mày cưới lắm thế?". Vậy nên cần có tiền để còn đi ăn cỗ cưới chúng nó một cách hiên ngang mà không sợ tuần sau phải ăn mì gói chấm mắm tôm hay trứng luộc trộn bắp cải nữa.


4. Một xung đột tranh cãi cho bản thân với gia đình hay những người thân thiết


Cuộc sống từ hồi bé đến lúc lớn chắc chắn không phải một đoạn thẳng tắp, chắc chắn sẽ có đủ kiểu ổ gà, ổ voi tượng trưng cho các xung đột lớn nhỏ đối với bố mẹ, ông bà.

Nhưng mà có xung đột không có nghĩa chúng ta là đồ bất hiếu, đồ mất dạy (miễn là khi phản ứng lại bạn không đi quá giới hạn của đạo đức). Nó chỉ chứng tỏ rằng chúng ta và thế hệ trước có những khác biệt mà không phải lúc nào mọi người cũng thông hiểu.

Xung đột với gia đình, sau đó ngồi lại với nhau, tìm ra hướng đi giải quyết với nhau sẽ đem lại tác dụng tuyệt vời cho mọi người, nhất là người trẻ như bạn. Bạn sẽ biết mình yêu mọi người đến thế nào, biết được thế hệ đi trước đúng là đã đi trước và họ có kinh nghiệm để chỉ lại cho bọn trẻ, để chúng nó không đi chệch hướng.

Xung đột, tranh cãi giúp ta giải quyết được nhiều vấn đề, và giúp ta trân trọng đối phương hơn (trong trường hợp giải quyết xong).

5. Từng trải qua ít nhất một mối tình


Ở tuổi này, bạn hãy yêu một người nào đó, kể cả mối tình đó không thể kéo dài qua cái ngưỡng 25 này cũng được. Đừng nguỵ biện rằng mình bận kiếm tiền, mình có chí và sẵn sàng đâm đầu vào làm việc 24/7 mà không có thời gian để yêu đương, bởi tuổi trẻ mà đã làm không biết đến ngày mai là "xác định" mất cả một phần cuộc sống đấy. Nếu bạn vẫn bảo rằng "trái tim còn trinh" thì nên về phòng, đóng cửa lại, nhìn vào gương và tự hỏi bản thân sống sao để không ai yêu đi là vừa.

Hãy yêu, để biết rằng mình còn nhiều thứ phải trưởng thành hơn nữa, phải cố gắng hơn nữa để hoàn thiện bản thân. Bởi khi yêu, đó không phải chỉ là quá trình nỗ lực phấn đấu cho chính mình, mà còn là nỗ lực thay đổi mình vì một con người khác, hoàn thiện mình vì một tương lai khác. Tự dưng bạn sẽ học được cách trở nên có trách nhiệm hơn, và trách nhiệm là thứ cần có cho cuộc sống gia đình sau này hay cả sự nghiệp của chính bạn.

Hay như nguời ta nói: "An cư lạc nghiệp", ngoài việc phải có chỗ ở ổn định thì song song phải có một gia đình ấm êm, lúc đó sự nghiệp mới thăng tiến. Hãy kết hôn đi, rồi bạn sẽ có thêm một lý do nữa để cố gắng mỗi ngày. Lý do đó chính là mái ấm nhỏ của chính bạn đấy.


Tóm lại, tuổi 25 là tuổi không cần phải bắt buộc có nhiều tiền trong tay, nhưng phải có nhiều trải nghiệm và vốn sống. Tiền có thể không bắt buộc phải ở trong hình dạng từng lớp Polyme mỏng dính cột bằng dây chung xếp chồng chất lên nhau, mà có thể được hiện hữu trong chính những gì mà mình thu được trong quá trình lớn lên.

Mà khi đã chuẩn bị đủ trải nghiệm và tri thức, chỉ cần cố gắng thực sự, thì tuổi 30 sẽ là một món quà đầy giá trị!

Một vài tấm gương thành công ở tuổi 25

"Tiền chưa bao giờ là động lực đối với tôi, trừ việc đây chính là cách để tôi ghi điểm. Bởi sự phấn khích thực sự sẽ đến từ quá trình tham gia cuộc chơi" - Donald Trump.
"Với tinh thần của một samurai, tôi thà mổ bụng tự sát còn hơn thất bại" - Elon Musk.
"Chính sách của chúng tôi là thử nghiệm mọi thứ có thể, vậy nên thất bại này cũng rất đáng để ăn mừng" - Eric Schmidt.
"Nếu không muốn bị chỉ trích thì đừng bao giờ làm điều gì mới" - Jeff Bezos.
"Hãy luôn tỏ ra tự tin, ngay cả khi bạn không thấy thế" - Larry Ellison.
"Thành công không bao giờ nên nằm cuối danh sách những điều cần làm của bạn - Marissa Mayer.
"Hãy làm việc như thể có ai đó đang dành 24 giờ/ngày để lấy đi mọi thứ của bạn" - Mark Cuban.
"Hãy hành động nhanh và phá vỡ mọi thứ, nếu không bạn vẫn chưa đủ nhanh" - Mark Zuckerberg.
"Nếu ai đó cho bạn một cơ hội ngàn vàng nhưng bạn không chắc mình có làm nổi không, hãy cứ gật đầu và sau đó học cách làm cũng chưa muộn" - Richard Branson.
"Hoàn thành sẽ tốt hơn hoàn hảo. Hoàn hảo luôn là một kẻ thù lớn" - Sheryl Sandberg.
"Thời gian của mỗi người là có hạn, vậy nên đừng cố sống cuộc sống của người khác" - Steve Jobs.
"Nếu cứ tiếp tục mua những thứ không cần thiết thì bạn sẽ sớm phải bán những thứ cần thiết" - Warren Buffett.
Xàm Xí Đú t/h.

Làm sao để sáng tạo trong công việc?

Đã lâu rồi bạn không được tăng lương. Một đôi lần, sếp “bóng gió” rằng: Nhìn bạn làm việc quá chật vật!”. Thì bởi vì công việc vất vả thật chứ sao. Nhưng sao đồng nghiệp cũng làm việc như bạn mà lại có vẻ nhẹ nhàng, gọn gẽ? Tại sao bạn làm việc tốn công sức mà vẫn không hiệu quả?

Công việc ở một văn phòng trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như hiện nay, người quản lý không đơn thuần yêu cầu nhân viên là một con ong chăm chỉ, biết tuân lệnh và thực thi răm rắp mọi công việc được giao. Các sếp luôn muốn tìm thấy ở những nhân viên của mình một khả năng tư duy sáng tạo, tư duy độc lập, với những phát kiến táo bạo và không bị khối lượng công việc khổng lồ làm cho… kiệt sức.

Thực tế là trong mỗi con người đều ẩn chứa những khả năng sáng tạo mà nhiều khi chính bản thân bạn lại không biết. Nếu làm việc có phương pháp, công việc của bạn sẽ nhẹ nhàng hơn, và tất nhiên sẽ hiệu quả hơn nữa.


1. Tự tin vào chính mình

Nếu thiếu niềm tin bạn có thể làm được gì? Đã có câu danh ngôn rằng: “Tự tin là một nửa của thành công”. Không gì tệ hại hơn việc bạn chưa làm mà đã nghĩ tới thất bại. Bạn hãy vạch ra giấy ưu, nhược điểm, sở trường, kỹ năng,… Nếu được giao một nhiệm vụ nằm ngoài khả năng, hãy mạnh dạn trình bày với sếp để có điều chỉnh nhân sự phù hợp hơn. Còn hơn là bạn hậm hực nhận công việc đó rồi phàn nàn: “Làm sao mà mình làm được”.

Các ông chủ luôn khuyến khích những nhân viên thẳng thắn và có những phát kiến tốt. Nhưng đôi khi, sáng tạo của bạn không hiệu quả, hoặc đồng nghiệp xấu tính dèm pha dè bỉu bạn, đừng vì thế mà mất bình tĩnh hay nhụt chí.

Điều này không có nghĩa là bạn lao vào nghiên cứu một lĩnh vực hoàn toàn xa lạ. Hãy tìm cái mới ngay trong những gì đang tồn tại. Chẳng hạn như thay đổi phương thức giải quyết công việc, thay đổi nếp nghĩ, thay đổi trình tự làm việc… Chính sự thay đổi sẽ tạo cơ hội cho sáng tạo xuất hiện.

Ví dụ như bạn phải viết một bản báo cáo, hãy suy nghĩ xem bạn có thể đặt vấn đề bằng cách khác mọi người hay không, từ đó, biết đâu một hướng giải quyết mới sẽ ra đời và được đón nhận. Chỉ cần bạn dám thay đổi, công việc có thể sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều.


2. Sẵn sàng làm việc ở một vị trí, lĩnh vực mới

Nếu bạn muốn thăng tiến thì hãy coi đây là một thử thách. Đôi lúc, bạn cũng nên tự đặt mình vào vị trí khác. Bạn có thể tham gia câu lạc bộ các nhà quản lý, những diễn đàn công việc hay những cuộc thi hùng biện… Bạn cũng có thể tham gia học khiêu vũ, học đánh cờ tướng,… Tất cả những điều này có vẻ như vô bổ, nhưng ai mà biết được trong tương lai, những điệu nhảy cổ điển hay những thế cờ lại có thể giúp đỡ cho công việc của bạn, cho bạn một vài gợi ý tuyệt vời. Hay ít ra, bạn cũng có cơ hội được làm quen với một vài nhân vật quan trọng. Ngay trong cơ quan, bạn cũng nên hăng hái tham gia những công việc đòi hỏi sự sáng tạo như làm các đề tài khoa học, các hội thi phát minh, sáng chế hay thuyết trình…

3. Cùng làm việc nhóm với những bạn có cùng mục tiêu

Làm việc với một người khác, hoặc tốt hơn là với từ 3 đến 5 người, bạn sẽ có cơ hội được nghe nhiều ý kiến khác nhau. Cùng một vấn đề, nhưng mỗi người luôn có những quan điểm và cách nhìn riêng, nếu bạn được biết những quan điểm đó thì khả năng sáng tạo của bạn sẽ được phát huy rất nhiều.

Những thành viên trong nhóm có thể là đồng nghiệp, hoặc nhóm bạn thân của bạn. Mục tiêu là hợp tác để giải quyết một vấn đề chung. Để kích thích tư duy độc lập, mỗi thành viên trong nhóm tự lên phương án giải quyết riêng, sau đó sẽ đưa ra để tranh luận.


Tham khảo ý kiến người có kinh nghiệm

Những chỉ dẫn của người đi trước nhiều khi là chìa khóa mở cánh cửa sáng tạo. Khi gặp vấn đề khó không thể giải quyết, hãy tham vấn những người đi trước để có sự lưạ chọn đúng đắn nhất. Như thế bạn sẽ trở nên mạnh dạn và quyết đoán hơn trong giải quyết công việc.

Luôn tự kiểm tra công việc của mình

Bạn có thể tự đặt cho mình một loạt câu hỏi xung quanh những công việc đã hoàn thành, về kế hoạch công việc sắp tới… Liệu bạn còn cách giải quyết nào tốn ít thời gian và công sức hơn cách bạn đã chọn không? Công việc sắp tới liệu có thể thay đổi được không? Nếu đột xuất có rủi ro xảy ra thì bạn đã có phương án khắc phục chưa? Việc làm này sẽ giúp bạn nhìn nhận mọi khía cạnh của công việc được sáng suốt và chủ động hơn.

Đừng để ý tưởng trong suy nghĩ

Không phải là tất cả, nhưng trong những điều kiện thuận lợi, bạn nên biến suy nghĩ thành hành động. Bằng cách đó bạn sẽ chứng minh được tính thực tiễn trong sáng tạo của mình và sự tin tưởng của sếp đối với bạn cũng tăng lên. Điều này thực sự quan trọng, vì nếu bạn sáng tạo mà không ai biết hoặc không được sếp tin tưởng cho áp dụng vào công việc, thì sự sáng tạo đó là vô ích, phải không?

Xàm Xí Đú t/h - Theo VNN.

Cuộc chiến mạng xã hội: Facebook đã đánh bại Google như thế nào?

Cả Google Plus lẫn Facebook đều là các trang mạng xã hội cho phép tương tác người dùng cao nhất hiện nay. Và đồng thời, cũng là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của nhau, bên cạnh những Twitter, Instagram, Pinterest,... Nhưng trong bài viết này, Xàm Xí Đú sẽ chỉ nói với Facebook và Google Plus, và cách nào đã khiến Google Plus bị đánh bại bởi đối thủ lớn nhất của mình, Facebook.


Facebook đã đánh bại Google Plus như thế nào?

Facebook đã phản ứng nhanh chóng với mạng xã hội từ Google, và toàn bộ công ty phải tận dụng hết sức lực nhằm đánh bại đối thủ.

Và đây là lược dịch từ bài viết của tác giả Antonio García Martínez được đăng trên Vanity Fair về cuộc chiến giữa Facebook và Google Plus năm 2011.

Mark Zuckerberg là một thiên tài. Nhưng Mark không thiên tài kiểu Steve Jobs với mỗi sản phẩm đều hoàn hảo, ông chủ Facebook đã có nhiều thất bại như thương vụ với HTC, sai lầm khi dùng HTML5 vào năm 2012 khiến phiên bản mobile chậm chạp… Còn nhiều ví dụ tương tự nữa.

Thay vào đó, Mark là một thiên tài theo kiểu kinh điển, một kẻ muốn tạo ra trật tự thế giới mới, kẻ gây ảnh hưởng đến những người dưới quyền. Các nhân viên thời kỳ đầu luôn nể phục Mark bởi “hào quang” và tầm nhìn của anh.

Nhiều công ty tại Silicon Valley xây dựng nền văn hóa ưu tiên kỹ thuật, nhưng Facebook đã mang điều này lên một tầm cao mới. Các kỹ sư cầm trịch Facebook, và miễn code của bạn tốt, thì bạn được trọng dụng.

Người ta vẫn truyền tai nhau câu chuyện về chàng thanh niên Chris Putnam với con virus tự chế khiến Facebook lao đao, xóa dữ liệu người dùng. Thay vì kiện cáo và tống Chris vào tù, Dustin Moskovitz, đồng sáng lập Facebook đã tuyển anh này về.

Christ sau đó trở thành một trong những kỹ sư nổi bật nhất của Facebook. Đó là một tư duy độc đáo vào thời điểm đó: khi anh làm được việc, chẳng ai quan tâm đến những thứ đạo đức truyền thống lằng nhằng nữa.

Đó là nền văn hóa doanh nghiệp đã mang lại 500.000 USD mỗi năm cho một thanh niên 23 tuổi. Nền văn hóa đó cũng khiến nhân viên chú tâm làm việc trong một thành phố phồn hoa với kẻ lắm tiền.

Các nhân viên ăn ba bữa một ngày, thi thoảng ngủ lại công ty và chẳng làm gì ngoài viết code, sửa code, hoặc cãi nhau về các tính năng mới trong một nhóm Facebook nội bộ.

Facebook cũng đánh dấu việc được tuyển dụng nhân viên mới hoành tráng với những buổi lễ, thề hẹn và cả một chương trình kỷ niệm với tên gọi Faceversary, nơi mọi đồng nghiệp cùng chúc tụng và tán dương bạn trên con đường mới.

Tương tự, khi công việc kết thúc, bạn sẽ có cảm giác mình vừa chuyển đến một thế giới khác hoàn toàn, Facebook sẽ đăng tấm thẻ nhân viên sờn cũ của bạn lên tường, cùng với vài dòng tin chia tay tự viết, nhận hàng trăm lượt thích và bình luận sau đó.

Nhân viên cũng sẽ rời các nhóm riêng, và họ có thể tham dự vào nhóm cựu nhân viên, nơi mọi người vẫn bàn về Facebook với tư cách khác.

Nói thế để thấy, Facebook tạo ra một môi trường đầy khuyến khích, nơi mọi nhân viên thuộc nằm lòng lời hiệu triệu tạo ra một “thế giới mở và gắn kết hơn”.

Và họ không làm thế chỉ vì tiền

Facebook đầy rẫy những kẻ tràn ngập quyết tâm về một thế giới mà mọi cá nhân đều dán mắt vào mạng xã hội với banner xanh trắng. Đó là điều đáng sợ, bởi nó không phải là lòng tham.

Mọi kẻ tham lam đều có giá của chúng, và hành động của chúng thì dễ đoán định. Nhưng một kẻ đi chinh phạt sẽ không thể mua được bằng tiền, cũng như không ai biết được hắn và những kẻ theo chân sẽ làm gì để đạt được mục đích.

Tháng 6/2011, Google tung ra mạng xã hội Google Plus, không giấu ý định gắn kết nó với các sản phẩm khác như Gmail hay YouTube. Với số lượng người dùng khổng lồ của Google, Google Plus ngay lập tức là mối họa tiềm năng của Facebook, họ cũng có nhiều tính năng ngon lành hơn Facebook như chia sẻ hình ảnh, giao diện thân thiện, gọn gàng hơn.

Thêm vào đó, Google Plus không có quảng cáo bởi Google đã kiếm đủ từ AdWords. Với sự hậu thuẫn của công cụ tìm kiếm Google, họ có lợi thế để chiếm lĩnh mạng xã hội.

Nước đi này ít nhiều gây bất ngờ, dù Google là một thành trì bất khả xâm phạm trong nhiều năm với search là lũy thành chính, họ vẫn lo lắng khi hàng loạt nhân sự của mình tìm đến Facebook. Đây không chỉ là sự chảy máu chất xám, bởi mỗi nhân sự Google mất đi, Facebook lại mạnh lên một chút.

Facebook (trái) đông nghịt nhân viên vào Chủ nhật, trong khi Google vắng lặng như tờ. Photo by Vanity Fair.
Google Plus là phát pháo bắt đầu một cuộc chiến mới, và đó là quả bom được dội” thẳng chứ không chỉ là những cú ve vuốt thông qua các hội thảo, sự kiện. Facebook đã nhận một cú chí mạng, và họ lập tức ban bố tình trạng khẩn cấp trong nội bộ công ty.

Mark Zuckerberg tập hợp tất cả nhân viên trong bài phát biểu “Lockdown” năm 2011. Mục tiêu rất rõ ràng: đây là cuộc chiến giành người dùng, rằng Google đã có sản phẩm mới, rằng mỗi người dùng Facebook mất đi sẽ là một chiến thắng của đối thủ, và ngược lại.

Đây là phép thử lớn nhất cho sức hấp dẫn của hai mạng xã hội, Mark gợi ý một cách mơ hồ về những thay đổi cần có để giữ vững ngôi vị. Ý tưởng chính: tăng cường độ tin cậy, trải nghiệm người dùng và khả năng hoạt động của trang.

Lý thuyết của Facebook cũng rất khác, thay vì chăm chút đến từng chi tiết nhỏ như Apple, văn phòng của Facebook dán đầy những khẩu hiệu như “Xong việc thì tuyệt hơn hoàn hảo” hay “Hoàn hảo là kẻ thù của tốt đẹp”. Họ thà tung ra một sản phẩm còn khiếm khuyết hơn chăm chăm vào sản phẩm lý tưởng nhưng chỉ nằm trên giấy.

“Carthage phải bị tiêu diệt”, Mark kết thúc bài phát biểu bằng trận hỗn chiến từ lịch sử Hy Lạp, và những nhân viên Facebook rời khỏi phòng họp với khí thế của những mãnh tướng.


Các tấm khẩu hiệu, băng rôn đầy khí thế bắt đầu được treo khắp công ty. Các quán cafe trong khuôn viên Facebook sẽ mở suốt ngày đêm, mọi trụ sở sẽ làm việc không nghỉ. Facebook làm việc 24/7 và nhân viên được yêu cầu có mặt toàn thời gian. Người nhà sẽ được đến văn phòng để thăm người thân vào mỗi cuối tuần.

Đó là những ngày gian khó, khi mỗi cá nhân đều hy sinh ít nhiều đời sống riêng tư vì mục đích chung, có thể ví sự hy sinh là thước đo cho hiệu quả công việc.

Đây là một cuộc chiến người dùng, khốc liệt hơn nhiều so với cuộc chiến giành lợi nhuận.

Bộ phận giao diện, về ứng dụng, phải nghĩ kỹ hơn trước khi ra mắt một tính năng nhằm giữ Facebook gọn gàng. Bộ phận quảng cáo bị thúc ép đưa ra các chiến dịch mới. Đội ngũ kỹ thuật được yêu cầu tăng tốc Facebook hết mức có thể. Các nhóm nội bộ Facebook dành sức lực phân tích từng chi tiết của Google Plus.

Vào ngày Plus ra mắt, Mark cùng vài nhân sự cấp cao được phát hiện đang làm việc với Paul Adam - một trong các nhà thiết kế từng làm việc về Google Plus trước khi đến Facebook.

Google Plus rõ ràng không chơi đùa, các tin tức của mạng xã hội này, rò rỉ một cách vô tình hay cố ý cho thấy mọi hoạt động của Google đã được định hướng để xoay quanh Google Plus. Ngay cả Search, một trong những tính năng được dùng nhiều nhất trên Internet cũng định hướng mọi người, và mọi hoạt động chia sẻ hình ảnh, thậm chí cả chat đều được dùng để đẩy mạnh Plus.

Các lãnh đạo của Google như Larry Page không giấu giếm chuyện đó, dù cho điều này làm Google xáo trộn ít nhiều.

Không ngừng lại ở đó, Google liên tục công bố các con số ấn tượng. Tháng 12/2012, họ thông báo đã có 400 triệu tài khoản đăng ký và 100 triệu người dùng thường xuyên, cột mốc mà Facebook phải mất 4 năm mới có được.


Dường như trận chiến quá lớn ở một vùng đất xa lạ đã khiến Google rời bỏ những chiến thuật thông thường như dữ liệu hay các thông tin về kỹ thuật, thay vào đó họ tung ra các con số khổng lồ để gây ấn tượng với làng công nghệ và rõ ràng để “hù dọa” Facebook.

Con số này ban đầu gây lo lắng cho nội bộ Facebook (và cả những kẻ bên ngoài), nhưng sau đó các đối thủ nhận ra chúng chỉ là số ảo, không thực sự mang lại giá trị.

Google đã tính tất cả những người click vào nút Google Plus trên mạng là “người dùng thường xuyên”, dù đó gần như chỉ là những cú click vì tò mò sau khi Google phổ cập nút bấm đó nhanh như nấm mọc sau mưa.

Thực tế, người dùng Google Plus rất ít khi đăng tin hoặc tương tác với các nội dung trên đó so với Facebook.

Cái kết đã được báo trước

Vic Gundotra, cựu lãnh đạo Microsoft, đã thầm thì những lời gây sợ hãi vào tai Larry Page, và khiến ông lớn này vội vã tung ra sản phẩm chỉ trong 100 ngày, ngược lại với sự cẩn thận trước đây của họ.

Vic cũng ba hoa về Google Plus mọi lúc mọi nơi, chẳng thèm xem Facebook ra gì, thậm chí không ít lần xách mé mạng xã hội lớn nhất hành tinh. Trong khi đó, các tính năng của Google Plus không thực sự độc đáo, nhiều trong số đó copy y chang từ đối thủ.

Cũng đột ngột như thế, tháng 4/2014, Vic bất ngờ tuyên bố rời khỏi Google, và Google Plus như một chiến hạm chìm nghỉm cùng với sự rời đi của thuyền trưởng.

Thất bại được xác nhận khi đội ngũ Google Plus được chuyển sang phát triển nền tảng Android. Google cũng đổi định dạng Plus từ “sản phẩm” sang “nền tảng”.
Cuộc chiến kết thúc, Facebook đã đánh một trận quá trên cơ.

Và Facebook một lần nữa khẳng định rằng họ là một vương quốc bất khả xâm phạm, ít nhất là từ những đe dọa bằng tiền-và-quyền kiểu truyền thống như Google.

Đây vẫn chỉ là bước khởi đầu, Google vẫn lớn gấp 5 lần Facebook nói về quy mô công ty, và Facebook vẫn chưa có cách thu tiền người dùng.

Nếu họ thực sự muốn giữ mình trước Google (chưa kể đến những kẻ vung tiền như giấy kiểu Apple hoặc Amazon), họ sẽ cần những nguồn thu chủ động, như AdWords từ Google hay iPhone của Apple. Mỏ vàng ấy dường như sẽ đến từ người dùng di động, dù chưa thông tin nào là chắc chắn.

Xàm Xí Đú t/h - Theo Zing.