Hiển thị các bài đăng có nhãn giao tiếp ứng xử. Hiển thị tất cả bài đăng

Cảnh giới cao nhất của đời người kỳ thực là 2 chữ 'giả khờ'

Cảnh giới cao nhất của đời người kỳ thực là 2 chữ 'giả khờ'

Người khờ khạo, thường không thích thể hiện bản thân, như thế có thể tránh được tai họa không đáng có. Ngốc nghếch một chút, lại có thể giữ được ân tình, có thể bao dung độ lượng, thì cuộc sống mới thanh thản an vui.

1. Trí tuệ giữ mình: Trong lòng hiểu rõ, ngoài mặt hồ đồ 

Làm người, cảnh giới cao chính là giống kẻ khờ, rõ ràng cái gì cũng biết, nhưng lại biểu lộ giống như kém cỏi. Loại người này không thích khoa trương, không tỏ ra tài trí hơn người, luôn bình dị gần gũi, như vậy trái lại, lại được mọi người yêu thích.

Xã hội hiện nay thật giả lẫn lộn, lòng người trắng đen khó đoán. Dù bạn thực sự là người thông minh, nhưng một khi thể hiện ra, sẽ lập tức sẽ bị người khác đố kỵ.

Một người thích khoe khoang, có thể vì muốn đề cao bản thân, vì hư vinh, muốn nở mày nở mặt…, nhưng khi bạn làm điều đó ở chốn quan trường hoặc tại nơi làm việc, tất sẽ bị mọi người xa lánh. Như vậy, nếu cứ thích gì làm nấy, đó là hành động thông minh hay là gây họa?

2. Trí tuệ nói chuyện: Đừng dùng miệng lưỡi sắc bén để luận bàn khuyết điểm của người

Người ta vẫn thường nói: “Họa từ miệng mà ra”, từ xưa đến nay, số người vì cái miệng mà mang họa không phải là ít. Nhiều người thích khoe khoang tài ăn nói sắc bén, thích bàn luận tốt xấu về người, bàn luận chuyện thị phi… thì tai họa là điều sớm muộn. Nhưng cũng có người, chỉ vì một câu nói vô tình, bị đồn thổi, cắt câu lấy nghĩa, mà gây nên mối hận thiên thu.

Cho nên, nếu ngay từ đầu nói chuyện có thể suy xét cẩn trọng, chẳng phải sẽ tránh được rất nhiều phiền não sao? Cách đối nhân xử thế, không được quên “Họa từ miệng mà ra”.

3. Trí tuệ nhẫn nại: Lấy tĩnh chế động, lấy lui làm tiến 

Anh hùng thực sự, có thể co có thể duỗi. Không ai có thể cả đời đều thuận lợi, cho nên, lúc đắc ý có thể hãnh diện, nhưng không được quá cao ngạo; lúc thất ý càng không thể để tinh thần sa sút, cần tích lũy năng lượng, chờ đợi thời cơ, thua keo này ta bày keo khác.

Trong lúc nhẫn chịu, có thể nếm trải bao dư vị của nhân sinh, lấy khổ làm vui, lấy tĩnh chế động, lấy lui làm tiến.

4. Trí tuệ bao dung: Dĩ hòa vi quý, tha thứ rộng lượng 

Khờ khạo là một loại độ lượng, dĩ hòa vi quý, có thể xem nhẹ mọi chuyện. Làm người, có thể tha thứ được cho ai thì nên tha thứ, có thêm một người bạn, chính là có thêm một con đường.

Bao dung người khác, cũng là vì mình mà lưu giữ ân tình. Biển chứa trăm sông, bởi vì bao dung mà trở thành rộng lớn. Người có bao dung, thì mưu sự mới dễ thành.

5. Trí tuệ làm người: Bề ngoài khờ dại, nội tâm thông suốt 

Người quá xét nét thì không có bạn, cho nên làm người không thể quá khôn khéo, quá so đo. Bình thường hồ đồ một chút, cho người khác một khoảng không gian, cũng là cho mình một bầu trời rộng lớn.

Đương nhiên, biểu hiện ra có thể hồ đồ, nhưng trong nội tâm cần rõ ràng minh bạch, lúc nào cũng phải điều chỉnh chính mình, phóng tầm mắt ra xa, đừng nhắm vào khuyết điểm của người khác, phải hiểu được chịu thiệt một chút mới đắc được những thứ to lớn.

6. Trí tuệ sinh tồn: Linh hoạt ứng biến, cẩn trọng, thong dong 

Một người đi bái kiến vị thiền sư, vì cửa thiền viện rất thấp, anh ta không chú ý, kết quả đã bị đụng đầu.

Thiền sư nói với anh ta: “Muốn không bị đụng đầu, thì trước hết phải học được cách cúi đầu”.

Cách đối nhân xử thế cũng là như thế.

7. Trí tuệ giao tiếp: Thông tuệ mà giả khờ, kết duyên rộng rãi 

Trong giao tiếp giữa người với người, thật thật giả giả, không ai có thể tranh biện rõ ràng được. Lời của người khác, có lúc đúng, có lúc lại không.

Người tinh thông lại giả hồ đồ, chính là đối với ai cũng có thể xem là bằng hữu, thậm chí đó là người đã mạo phạm mình, cũng có thể mỉm cười đối mặt. Không tính toán so đo, sẽ tránh được rất nhiều xung đột, cũng lại có thể gặp được nhiều người hữu duyên.

8. Trí tuệ xử thế: Cố ý yếu thế, giả bộ hồ đồ 

Ngựa có lúc mất móng, người có lúc trượt chân. Cách đối nhân xử thế, lẽ nào có thể không cẩn thận? Ngã nhẹ đau nhẹ, ngã nặng thì không chỉ là đau, còn kèm theo thương tích. Phải hiểu là, ngay từ đầu đã cố ý yếu thế, giả bộ hồ đồ, như vậy chẳng phải có thể tránh được việc trèo cao ngã đau sao?

Theo: Mạng Thư Viện.

7 bài học thâm thúy đến từ vụ cướp ngân hàng


Trong vụ cướp nhà băng được cho là ở Quảng Châu - Trung Quốc, một tên cướp hét lên: "Tất cả đứng im, nên nhớ tiền thuộc về Nhà nước, còn mạng sống thuộc về các người".

Mọi người trong ngân hàng nghe xong liền im lặng nằm xuống.

»» Điều này được gọi là: "Cách thức khai tâm - Thay đổi những suy nghĩ theo lối mòn"

Có cô nhân viên nằm trên bàn trong tư thế khêu gợi, một tên cướp hét lên: "Làm ơn cư xử văn minh, chúng tôi là cướp chứ không phải những kẻ hiếp dâm!"

»» Điều này được gọi là "Hành xử chuyên nghiệp - Chỉ tập trung vào công việc mà bạn được huấn luyện!"

Khi tên cướp quay lại, một tên cướp trẻ hơn (có bằng MBA) nói với tên cướp già hơn (kẻ mới tốt nghiệp hết phổ thông): "Đại ca, có phải đếm xem chúng ta cướp được bao nhiêu?". Tên cướp già gằn giọng: "Mày ngu lắm, bao nhiêu tiền, đếm thế nào được? Đợi đi, tối nay TV sẽ nói chúng ta cướp được bao nhiêu!"

»» Điều này được gọi là: "Kinh nghiệm - Ngày nay thì kinh nghiệm quan trọng hơn bằng cấp, sách vở"

Sau khi băng cướp rời khỏi, giám đốc chi nhánh định gọi báo cảnh sát. Kế toán trưởng vội vã chạy đến, thì thầm vào tai ngài: "Đợi đã, hay để 5 triệu chúng ta biển thủ vào trong số bị băng cướp lấy mất!"

»» Điều này được gọi là: "Bơi theo dòng nước - Chuyển đổi những tình huống bất lợi trở thành thuận lợi"

Người giám đốc tự nhủ: "Vậy thật tuyệt nếu cứ mỗi tháng lại có một vụ cướp!"

»» Điều này được gọi là: "Hãy loại bỏ những điều khó chịu - Hạnh phúc là điều quan trọng nhất"

Ngày hôm sau, TV đưa tin 100 triệu đã bị cướp khỏi nhà băng. Những tên cướp đếm đi đếm lại thì chỉ có 20 triệu. Chúng rất giận dữ: "Chúng ta mạo hiểm mạng sống của mình chỉ để lấy 20 triệu, bọn chó đó chỉ ngồi chơi mà cướp được 80 triệu. Đúng là học hành, có bằng cấp thì chúng nó được ngồi cái ghế đấy, cướp tiền siêu đẳng hơn chúng ta!"

»» Điều này giải thích tại sao: "Kiến thức thì giá trị như... vàng"

Cuối cùng người chủ ngân hàng mỉm cười bởi sự mất mát của ông trong cổ phiếu công ty khi vụ cướp xảy ra.

»» Điều này cho chúng ta biết: 'Cơ hội luôn đi kèm với rủi ro"

Kết luận: Trong cuộc sống luôn có những điều chúng ta có thể nhanh chóng nhìn ra, có những điều không như chúng ta thấy từ bên ngoài, và chân lý chỉ mang tính tương đối.

Quan trọng nhất là thái độ đối với cuộc sống này, hay cách nhìn chúng ta lựa chọn để mang lại vui vẻ, hạnh phúc cho bản thân, cho những người thân xung quanh mình.

»» Bài viết cùng chuyên mục: Câu chuyện 3 chai sữa và bài học về Marketing

Nguồn: Mạng Thư Viện

Những điều tuyệt đối không nên nói với sếp

Nếu bạn muốn thăng tiến trong công việc, đừng bao giờ nói với sếp rằng "Tôi không biết", "Anh sai rồi", hay "Đó không phải công việc của tôi",... và còn nhiều điều khác nữa là những kỹ năng giao tiếp ứng xử rất quan trọng nơi công sở.


Anh/ chị sai rồi

"Chỉ trích công khai hoặc nói thẳng sai sót của cấp trên chắc chắn sẽ khiến bạn bị coi là người ngoài trong các cuộc họp, hoặc sẽ chẳng bao giờ được hỏi ý kiến", Rosalinda Oropeza Randall - chuyên gia về phép lịch sự cho biết.

Nếu cảm thấy cấp trên mắc lỗi, bạn vẫn có nhiều cách giải quyết việc này, như nói: "Tôi không biết thế này có đúng không, nhưng tôi hiểu là….". Nó sẽ khiến họ cân nhắc lại và sửa chữa mà không dựng hàng rào bảo vệ với bạn. "Nhìn chung là nói câu gì cũng được, miễn là bạn có thái độ ôn hòa và hữu ích", Randall cho biết.

Tôi không thể

Thái độ "có thể" luôn là đức tính được đánh giá cao. Còn câu nói "Tôi không thể" thiếu cả sự tự tin và sự sẵn sàng nắm bắt cơ hội. 

Đó có phải việc của tôi đâu

"Trong môi trường hiện nay, các nhân viên đều được kỳ vọng làm việc linh hoạt. Càng có nhiều kỹ năng, họ càng khó bị thay thế. Nói rằng không sẵn sàng làm những việc ngoài phận sự chỉ cho thấy anh không muốn thành công trong công ty mà thôi", Ryan Kahn - nhà sáng lập hãng tư vấn nghề nghiệp The Hired Group cho biết. 

Tôi không biết

Dĩ nhiên, bạn không cần phải biết đáp án cho mọi câu hỏi. Nhưng tốt nhất hãy cho cấp trên một phán đoán và cam kết sẽ tìm hiểu sâu hơn. Nó sẽ có ích hơn là nhún vai tỏ vẻ không biết. 

Không

Ai cũng kỳ vọng vào sự hợp tác nơi công sở. Thi thoảng, nói "Không" cũng là điều cần thiết. Nhưng nó sẽ phù hợp hơn nếu đi kèm với một lời giải thích thỏa đáng.

Ví dụ, nếu sếp của bạn nói: "Anh có thời gian để viết bài cho dự án website giá rẻ hôm nay không?", bạn không nên trả lời "Không". Thay vào đó, hãy nói: "Hôm nay hơi khó, nếu anh vẫn muốn tôi tập trung cho bài viết cách xử lý tắc bồn rửa bát của công ty A. Tôi có thể tham gia dự án website giá rẻ vào ngày mai được không?". 

Tôi sẽ cố

Một vài người cho rằng đây là câu trả lời chấp nhận được. Tức là chúng ta đều sẽ cố làm tốt nhất có thể. Nhưng nó sẽ khiến cấp trên của bạn cảm thấy không chắc chắn. Vì khi giao việc, họ đã tin tưởng vào bạn rồi, rằng bạn sẽ hoàn thành trong thời gian nhất định.

Hãy thử tưởng tượng bạn hỏi: "Ông sẽ ký duyệt lương cho tôi vào ngày 15 chứ?", và sếp bạn trả lời "Tôi sẽ cố"

Ở chỗ làm cũ, chúng tôi không làm thế

Không sếp nào thích người biết tuốt đâu. Vì thế, anh cần thật tế nhị nếu cho rằng mình có cách làm tốt hơn. "Tốt hơn là đừng dùng những câu nhạy cảm, mang tính thách thức. Thay vào đó, hay chuyển chúng thành những câu hỏi mang tính xây dựng", Lynn Taylor - tác giả cuốn "Cách giải quyết những hành động trẻ con của cấp trên và thăng tiến trong công việc" cho biết. 

Tôi không thể làm việc với anh ta/cô ta

Không thể hòa hợp với người khác là việc chẳng tốt tí nào. Khi đi học cũng vậy. Và đi làm lại càng khó chấp nhận. Nó cho thấy bạn sẽ khó vượt qua các mâu thuẫn cá nhân để đạt kết quả tốt nhất. 

Sao cô ta lúc nào cũng được...? 

Than vãn chuyện này chẳng có tác dụng gì đâu. Tốt nhất là bạn nên hỏi làm cách nào mình cũng có đặc quyền như người nọ người kia, và quên những người khác đi. 

Vài ngày tới là tôi đi nghỉ rồi nhé/Mai tôi sẽ về nhà sớm

Đừng nói với sếp là bạn sẽ đi nghỉ, hoặc sẽ rời văn phòng sớm. Hãy hỏi họ thật lịch sự. Dĩ nhiên, bạn không phải trẻ con để nói những câu như: "Tôi có thể xin phép nghỉ thứ Hai và thứ Ba không?". Thay vào đó, bạn có thể nói: "Tôi có kế hoạch xin nghỉ thứ Hai và thứ Ba. Và tôi muốn đảm bảo là anh không thấy vấn đề gì với việc đó".

Xàm Xí Đú t/h.

Khi bị bắt vào viện tâm thần, làm thế nào để chứng minh bạn là người bình thường?

Trong cuộc sống, vì sao chúng ta cứ mãi chứng minh cho người khác thấy về bản thân mình? Vốn dĩ điều đó không cần thiết. Mời các bạn cùng đọc câu chuyện sau đây và suy ngẫm nhé!

Câu chuyện về 3 bệnh nhân tâm thần

Tại một bệnh viện tâm thần của nước Ý, do tài xế chuyên chở bệnh nhân lơ là nhiệm vụ mà bắt nhầm ba người bình thường. Ba người đó bị nhốt trong viện ròng rã suốt 28 ngày trời, hai người trong số đó còn suýt chút nữa vì điều này mà biến thành bệnh nhân tâm thần thật sự.  Và làm thế nào họ đã thoát ra được?


Grey Back - ký giả của tạp chí Toread của Mỹ đã đến nước Ý để mà tiến hành phỏng vấn ba người bất hạnh vừa mới được cứu thoát này.

Nguyên nhân ban đầu là do một tài xế phụ trách vận chuyển những người mắc bệnh tâm thần, trên đường đã để cho ba người bệnh bỏ chạy mất. Để không bị mất việc, ông ta lái xe đến một trạm xe buýt, bảo với mọi người rằng ông lái xe miễn phí. Cuối cùng, ông đã “dụ” được 3 người lên xe, rồi gắn mác “bệnh nhân tâm thần” vào những vị khách này.

Như mọi người chúng ta đều biết, một người bị bệnh tâm thần nếu muốn ra khỏi bệnh viện thì cách duy nhất chính là chứng minh bản thân mình không bị bệnh tâm thần. Ba người họ đã làm được điều đó như thế nào?

Theo báo cáo của Grey Back, hai người trong số họ đã dùng đủ mọi cách để mà chứng minh với nhân viên y tế rằng mình không phải người điên. Tuy nhiên, họ nói càng nhiều nhân viên y tế càng tin chắc rằng họ chính là người điên.

Dưới đây là cuộc phỏng vấn của Grey với anh A:

Grey: Khi ông bị nhốt vào trong bệnh viện tâm thần, ông đã nghĩ ra cách gì để mà giải cứu mình vậy?

A: Tôi nghĩ rằng, nếu muốn đi ra, trước hết cần phải chứng minh rằng bản thân mình không có bị bệnh tâm thần.

Grey: Vậy ông đã chứng minh như thế nào?

A: Tôi nói: Trái đất hình cầu, câu nói này chính là chân lý. Tôi nghĩ, người nói ra chân lý sẽ không bị xem là bệnh tâm thần.

Grey: Cuối cùng ông có thành công không?

A: Không, khi tôi nói câu này đến lần thứ 14, nhân viên y tế đã chích một mũi kim vào mông tôi.

Và đây là cuộc phỏng vấn với anh C

Grey: Ông đã ra khỏi bệnh viện tâm thần như thế nào?

C: Tôi và A được B cứu ra ngoài đấy. Anh ấy đã thành công mà ra khỏi bệnh viện tâm thần, sau đó liền đi báo cảnh sát.

Grey: Lúc đó, chẳng phải ông cũng tìm cách để ra khỏi đó?

C: Đúng vậy, tôi nói với họ rằng tôi là nhà xã hội học. Tôi nói rằng tôi biết tổng thống nhiệm kỳ trước của nước Mỹ là Clinton, thủ tướng nhiệm kỳ trước của nước Anh là Blair. Khi tôi nói đến tên các vị lãnh tụ của các đảo quốc thuộc Nam Thái Bình Dương, họ liền chích cho tôi một mũi. Tôi không còn dám nói tiếp nữa.

Grey: Vậy B đã giải cứu các ông ra ngoài như thế nào?

C: Sau khi anh ấy bị bắt vào trong đó, cái gì cũng không nói. Lúc cần ăn cơm thì ăn cơm, lúc nên ngủ thì đi ngủ, những lúc cần xem sách đọc báo thì xem sách đọc báo. Khi các nhân viên y tế cạo mặt cho anh, anh ấy sẽ nói cảm ơn. Khi đến ngày thứ 28, họ đã để anh xuất viện.

Người B sau khi thoát ra liền đi báo cảnh sát, nhờ vậy mà giải cứu được hai người bạn kia. Thì ra là đơn giản như vậy, biện pháp tốt nhất lại chính là không cần phải chứng minh gì cả.

Grey Back đã phát biểu cảm khái như vậy trong bài viết của mình: “Một người bình thường muốn chứng minh sự bình thường của chính bản thân mình, đó là điều vô cùng khó khăn. Có lẽ chỉ có những ai không cố gắng để chứng minh bản thân mình, mới được xem là người bình thường vậy”.

Về sau, nhiều người khác đã để lại những lời bình luận liên quan đến bài viết này trên trang mạng.

Có lời bình khá sâu sắc...

Càng là người bình thường thì càng không cần phải chứng minh mình với người khác rằng bạn là người bình thường, còn với những tay cao thủ thì tất nhiên cũng không cần phải chứng minh với người khác rằng mình đã là cao thủ.

Những người dùng đủ các loại phương thức nào đó để chứng minh rằng bản thân mình đang nắm chắc chân lý trong tay, những ai dùng đủ các phương thức để chứng mình bản thân mình tri thức vô cùng phong phú, bao gồm những người dùng các phương thức để chứng minh rằng bản thân mình rất giàu có, đều có thể bị xem là người điên, chỉ có điều là chính bản thân họ không biết mà thôi. Tỷ như những người trong lòng không chín chắn mới hết lần này đến lần khác muốn chứng minh và biểu hiện với người khác mình trông rất chín chắn, vì họ lo sợ rằng bản thân sẽ bị người khác cho là mình vẫn chưa chín chắn.

Qu câu chuyện này, có thể suy rộng ra theo hướng: bạn vốn không cần phải giải thích với người khác về bản thân mình, vì đối với những người yêu mến bạn thì việc đó vốn dĩ không cần thiết, còn đối với những người không yêu mến bạn thì cho dù bạn có nói thế nào thì họ cũng sẽ không tin. Vậy nên tôi cho rằng nếu muốn chứng mình bản thân là người bình thường, thì tốt nhất là không nên làm quá nhiều thứ và nói quá nhiều lời.


Núi dẫu không nói rõ độ cao của mình, thì độ cao chót vót của nó cũng không hề bị ảnh hưởng; biển không nói rõ độ sâu của mình, thì việc dung nạp trăm sông đổ dồn về nó cũng không bị ảnh hưởng; mặt đất dẫu không nói rõ độ dày của mình, thì cũng không có ai có thể thay thế nó làm chỗ dựa cho vạn vật được.

Xàm Xí Đú t/h.

10 bí quyết giúp bạn cải thiện kỹ năng giao tiếp hiệu quả trong công việc

Giao tiếp là một trong những kỹ năng mềm, là một kỹ năng sống vô cùng quan trọng trong cuộc đời mỗi người, có được kỹ năng giao tiếp khéo khéo sẽ giúp bạn cải thiện và duy trì mối quan hệ bền vững với gia đình, đồng nghiệp, không những vậy giao tiếp hiệu quả giúp bạn dễ thành đạt hơn trong con đường sự nghiệp của bạn, chiếm được ưu thế hơn trong các cuộc phỏng vấn, đàm phán thương lượng và thuyết phục khách hàng.


Giao tiếp tốt sẽ mang lại rất nhiều lợi thế cũng như cơ hội trong công việc và cuộc sống. Như vậy, nếu bạn muốn cải thiện kĩ năng này hay muốn nâng nó lên một “tầm” mới thì những điều dưới đây sẽ giúp ích rất nhiều để những cuộc giao tiếp của bạn trở lên thú vị và hiệu quả hơn.

Lắng nghe

Điều quan trọng nhất bạn có thể làm để cải thiện giao tiếp là lắng nghe để thấu hiểu. Lắng nghe là cả một nghệ thuật, nếu bạn chỉ nghe một cách hời hợt và lơ đãng thì đó cũng thể hiện sự thiếu tôn trọng người nói.

Sự nhiệt tình lắng nghe của bạn có thể sẽ biến thành chất xúc tác giúp người nói có tinh thần để nói tốt hơn. Bạn cũng có thể học hỏi được rất nhiều thứ từ việc lắng nghe và cũng như hiểu hơn về bạn của mình. Cuối cùng thì hi vọng rằng những người khác cũng có thể lắng nghe bạn.

Thể hiện sự đồng cảm

Giao tiếp cũng như một con đường 2 chiều, chính vì vậy bạn nên suy nghĩ không chỉ 1 hướng mà bạn cũng nên thử luyện tập suy nghĩ theo hướng ngược lại để có cái nhìn thấu đáo hơn. Điều đó cũng phần nào hiểu hơn về quan điểm của người đối diện. Đồng cảm sẽ giúp bạn tiến rất xa trong giao tiếp, nó sẽ giúp bạn hiểu được đối phương mà thậm chí không cần phải nói ra. Sự đồng cảm cũng tạo nên sự tin tưởng và dễ nhận được sự chia sẻ chân thành.

Ngắn gọn - Rõ ràng - Dễ hiểu

Tất nhiên khi diễn đạt ngắn gọn và rõ ràng sẽ giúp người nghe dễ hiểu, tuy nhiên điều này thì đặc biệt không thể thiếu khi bạn viết email. Đầu tiền khi trao đổi qua email bạn nên giới thiệu sơ qua về bản thân (để họ biết bạn là ai), lí do gửi, thông tin cần truyền đạt, phần kết. Làm theo những phần trên bạn sẽ có 1 email khá đầy đủ và rõ ràng. (Điều này tốt cho cả giao tiếp bằng lời hay bằng văn bản).

Xác định rõ đối phương là ai

Mỗi thông điệp khi muốn truyền tới một đối tượng nào đó thì sẽ có những cách diễn đạt khác nhau (cũng giống như loại tắc kè đổi màu theo từng môi trường).

Bạn sẽ không thể trò chuyện với một đứa trẻ giống như bạn đang bàn bạc với đối tác được và có thể cách nói chuyện với đồng nghiệp sẽ cũng khác khi nói chuyện với sếp. Vậy nên khi nói bạn cần biết mình đang nói với ai để có 1 cách trò chuyện phù hợp, hiệu quả nhất và cũng để đảm bảo được họ hiểu bạn đang nói gì.

Tránh sao nhãn mất tập trung

Có vẻ như hơi bất lịch sự khi chỉ chú tâm vào điện thoại trong khi ai đó đang nói hay đi chơi cùng với họ. Để khắc phục điều này bạn nên tạm dừng những trò tiêu khiển hay tránh xa thiết bị công nghệ để dành thời gian nhiều hơn để trò chuyện và đó cũng là 1 cách hay để cải thiện khả năng giao tiếp của bạn.

Đặt ra câu hỏi và nhắc lại ý người nói

Phải nhìn nhận rằng chúng ta không thể tránh khỏi những lúc bị lơ đãng hoặc nghe nhầm khi một ai đó đang nói.

Vậy hãy đặt lại những câu hỏi hoặc nhắc lại ý của người nói để thể hiện rằng bạn đang quan tâm, tập trung tới những gì họ nói và cũng giúp bạn xác minh lại chắc chắn và tránh gây hiểu lầm.

Điều này cũng hữu ích đối với một cuộc nói chuyện ngắn và tránh được những khoảnh khắc im lặng do ngại ngùng. Thay vì cố gắng nói chuyện về những chủ đề khô khan như thời tiết thì hãy hỏi bạn của bạn nhưng câu hỏi “Có định đi du lịch ở đâu trong hè này không?”, “Bạn thích xem phim không? thể loại gì…?”, và sâu chuỗi chúng lại để hiểu thêm về đối phương, vì ngoài những điều thú vị trong khi giao tiếp thì người đối diện có thể sẽ vui hơn khi có được sự quan tâm của người khác.

Học cách kể chuyện

Những câu chuyện rất có hiệu quả, chúng kích thích não bộ hoạt động, sự diễn đạt được cuốn hút, thuyết phục hơn hoặc nó có thể giúp ta ghi điểm trong một buổi phỏng vấn.

Khám phá những “bí kíp” để trở thành một người kể chuyện ấn tượng với những nguyên tắc được xưởng phim hoạt hình Pixar áp dụng tạo ra những câu chuyện hoặc đơn giản sử dụng thêm nhiều tình huống bất ngờ hơn để tạo kịch tính cho câu chuyện của bạn.

Xây dựng trước một kịch bản

Một cuộc nói chuyện nhỏ là một đề tài mà không phải ai cũng có thể làm tốt được. Chắc chắn không thể tránh khỏi xảy ra sự im lặng do ngại ngùng với những người bạn mới quen. Như vậy thì cần có trước một kế hoạch hay một kịch bản được chuẩn bị để việc giao tiếp của bạn được thuận lợi hơn.

Ví dụ: Kĩ thuật FORD với các chủ đề: Family: Gia đình, Occupation: Nghề nghiệp, Recreation: Trò giải trí, Dream: Mơ ước... sẽ giúp các bạn có thêm nhiều đề tài để trao đổi.

Và bạn cũng có thể biến một cuộc nói chuyện ngắn thành một mối quan hệ lâu dài bằng cách chia sẻ thông tin và biết đâu có thể tìm thấy điểm chung giữa 2 bên.

Loại bỏ những từ đệm (dư thừa)

“Ừm”, “à”… chiếm một phần không nhỏ trong cách nói hay cách diễn đạt của bạn hằng ngày. Đó là những từ dư thừa khi thiếu tự tin và làm cho mạch nói của chúng ta ngắt quãng một cách khó chịu.

Hãy loại bỏ chúng để tăng tính thuyết phục hoặc tạo ra sự tự tin hơn. Để không còn mắc phải cách nói như vây khi diễn đạt thì hãy để ý kĩ khi nào bạn định dùng những từ như “ừm”, “như là”,…thì hãy tạm ngưng lại trước khi bắt đầu nói tiếp. Đôi khi từ dư thừa đó xuất hiện nhiều do bạn mất bình tĩnh hoặc thiếu tự tin –> Bạn cũng có thể lấy lại tinh thần bằng cách bỏ tay ra khỏi túi quần hoặc đơn giản là thư giãn.

Sự tạm ngưng này có thể tạo ra 1 chút khó chịu cho bạn nhưng vẫn hơn là bạn tạo cảm giác đó cho người nghe.

Ngôn ngữ cơ thể (Body Language)

Bạn muốn trao đổi một cách cởi mở, chia sẻ tuy nhiên bạn lại luôn khoanh tay lại trước ngực; bạn nói rằng bạn đang lắng nghe nhưng bạn vẫn chưa rời mắt khỏi điện thoại của mình. Đó là những ám hiệu không bằng lời hay cũng không được viết ra nhưng nó lại nói lên được rất nhiều thứ.



Ngôn ngữ cơ thể được thể hiện thông qua những cử chỉ, nét mặt, ánh mắt hay các hành động đi kèm khi bạn nói. Như trong một buổi phỏng vấn, thì đừng quên rằng bạn luôn giao tiếp ngay cả khi bạn không nói 1 từ nào vì chỉ cần thông qua ánh mắt hay cách bạn để tay,cử chỉ thì nhà tuyển dụng có thể đánh giá được phần nào về bạn.

Tận dụng tốt ngôn ngữ cơ thể sẽ giúp cho việc diễn đạt của bạn trở lên hiệu quả và sinh đông hơn rất nhiều, vây tại sao chúng ta lại bỏ phí chúng?

Cách nào để sử dụng tốt ngôn ngữ cơ thể khi giao tiếp?


Hãy tận dụng nhiều cử chỉ thích hợp để hỗ trợ khi bạn nói, để ý kĩ tới ánh mắt hay nét mặt, hoăc nghĩ về những ngón chân của bạn (Nghe có vẻ kì quặc nhưng đây là một thủ thuật tinh thần giúp bạn tập trung nghĩ về những ngôn ngữ cơ thể mà bạn muốn diễn đạt) hay tạo 1 tư thế ngồi thật đầy năng lượng nếu bạn cần tăng thêm tự tin trước một cuộc nói chuyện quan trọng. Bạn cũng nên học cách đọc ngôn ngữ cơ thể của người khác để bạn có thể phản hồi lại một cách phù hợp.

Xàm Xí Đú t/h.