Bật mí cách ngủ trưa khoa học để tỉnh táo và thông minh hơn
Hiện nay, trên các website tin tức có rất nhiều bài báo về những vấn đề xung quanh giấc ngủ trưa được đăng tải. Từ đó có thể thấy rằng giấc ngủ trưa thật sự rất quan trọng đối với sức khỏe con người, và nhất là với những người lao động trí óc như: nhân viên văn phòng, kinh doanh, thiết kế website,.... Ngủ trưa không giống như ngủ vào buổi tối, mà đòi hỏi cần được thực hiện một cách khoa học sẽ giúp bạn tỉnh táo và thông minh hơn cho buổi làm việc tiếp theo. Và đó là lý do bạn nên đọc bài viết sau đây:
Nên ngủ trưa mỗi ngày
Giấc ngủ trưa cung cấp thời gian để tái sinh và phục hồi tế bào, sẽ là một cách hiệu quả để nâng cao sự tỉnh táo và hiệu suất làm việc vào buổi chiều. Vì thế, hãy ngủ trưa mỗi ngày.
Tuy nhiên, nhu cầu ngủ trưa ở mỗi người hoàn toàn không giống nhau.Và việc xuất hiện sự mệt mỏi đột ngột vào buổi chiều không hẳn do thiếu ngủ trưa, việc ăn uống mới là thủ phạm chính gây ra những sự mệt mỏi khó chịu này. Và đối với những người bỏ bữa cơm trưa, không ăn sáng hay ăn tối, người ta không thấy xuất hiện điều đó.
Như vậy, không ngủ trưa không gây ra những cơn mệt mỏi đột ngột vào buổi chiều. Và không hẳn ai cũng phải ngủ trưa. Ở mỗi người, nhu cầu này gần như đã được lập trình sẵn trong cơ thể. Đặc biệt, đối với những người do đặc thù công việc phải lao động chân tay hay trí óc nhiều về đêm, hãy luyện cho mình thói quen ngủ trưa. Một giấc ngủ ngắn trong ít phút sẽ giúp cho chúng ta bớt đi cảm giác buồn ngủ và có thể “ăn gian” được 1 hoặc 2 tiếng dành cho giấc ngủ tối mà không hề làm giảm chất lượng của nó.
Ngủ trưa phải đúng khoa học
Để ngủ trưa phát huy tác dụng, chúng ta cũng cần lưu ý thời gian, tư thế ngủ... sao cho đúng. Với những người không có thói quen này, cần phải chọn một cách nghỉ ngơi phù hợp khác.
a. Thời gian ngủ
GS. Michael A. Grandner - chuyên gia về Giấc ngủ và Thần kinh Sinh lý học trường Đại học Pennsylvania, Hoa Kỳ chia sẻ: "Giấc ngủ trưa lý tưởng thường dao động từ 20 - 30 phút. Nếu ngủ nhiều hơn sẽ rơi vào trạng thái ngủ say và có ra cảm giác uể oải, không muốn tiếp tục làm việc sau đó".
Ngủ trưa đúng cách mới có lợi cho sức khỏe. Một giấc ngủ trưa tuyệt vời là khoảng từ 20-30 phút sẽ giúp giảm cảm giác buồn ngủ, tinh thần sảng khoái, bạn sẽ cảm thấy năng lượng phục hồi nhanh chóng và có thể tỉnh táo bắt tay vào công việc ngay. Ngủ trưa khoảng 26 phút sẽ cải thiện hiệu suất làm việc lên 34%, song không nên kéo dài quá 40 phút để tránh trạng thái mệt mỏi.
Với giấc ngủ trưa, nếu bạn ngủ quá lâu, hơn 1,5 giờ, cơ thể sẽ rơi vào trạng thái ngủ sâu. Lúc đó, nếu bị đánh thức hay buộc phải thức dậy, bạn sẽ cảm thấy nhức đầu, mệt mỏi, đờ đẫn… do các cơ quan trong cơ thể chưa sẵn sàng làm việc trở lại.
![]() |
Tư thế ngủ trưa sai lầm nhiều người mắc phải. |
b. Tư thế ngủ
Tư thế ngủ rất quan trọng. Với nhiều người, nhất là giới văn phòng, sau giờ ăn trưa, họ sẽ gục đầu xuống bàn làm việc hay ngả người ra sau chiếc ghế tựa để chợp mắt. Dù đã ngủ nhưng sau khi thức dậy họ vẫn cảm thấy mệt mỏi, đau cổ. Nguyên nhân gây ra tình trạng này chính là do ngủ sai tư thế. Việc ngủ không đúng tư thế trong thời gian dài sẽ dẫn đến căng cơ, gây đau cổ và khiến cơ thể nhức mỏi thường xuyên.
Dù vậy, cho đến nay, người ta vẫn chưa đưa ra một tư thế mẫu nào để ngủ cả. Chỉ có chính người ngủ mới biết bản thân phù hợp với tư thế nào. Do cấu tạo cơ thể khác nhau, có người nằm nghiêng sang trái sẽ ngủ ngon, nghiêng sang phải sẽ thấy khó chịu, có người lại thích nằm sấp khi ngủ...
Tuy nhiên, nằm ngửa là tư thế ngủ được đánh giá tốt nhất (có đến 70 - 80% dân số ngủ với tư thế này). Vì vậy, bạn có thể tập ngủ trưa với tư thế nằm ngửa, nhưng lưu ý là phải nằm thẳng người, thả lỏng tay chân để cơ bắp nghỉ ngơi và phải thở nhịp nhàng.
Hãy tận hưởng giấc ngủ trưa của mình
Mỗi người có một cách ngủ trưa khác nhau, nhưng với GS A. Grandner thì hãy tận hưởng giấc ngủ trưa của mình bằng cách chuẩn bị một số vật dụng như sau:
- Chuẩn bị một chiếc mền hoặc một chiếc gối êm ái, nhẹ nhàng.
- "Đầu tư" một chai xịt khử trùng để khử vi khuẩn trong phòng, nhất là vào mùa mưa (hoặc máy điều hòa) không khí ẩm dễ tạo điều kiện cho nấm mốc và vi khuẩn phát triển.
- Sẽ không thể ngon giấc nếu phòng có mùi hôi. Vì thế, nếu phòng làm việc ở gần toilet thì hãy đảm bảo khử mùi hôi nhà vệ sinh thường xuyên.
Nếu bạn vẫn không thể ngủ được, thay vì ngồi dậy mày mò máy tính, hãy nhắm mắt lại và thả lỏng cơ thể khoảng 20 phút. Như thế sẽ giúp cơ thể lấy lại nguồn năng lượng.
Và kết quả sau giấc ngủ trưa
a. Cải thiện trí nhớ
Theo khảo sát từ trường Đại học Northwestern, Hoa Kỳ, những người chơi nhạc có thể chơi lại bài nhạc đã từng biểu diễn gần nhất chính xác hơn nếu họ chơi nhạc sau một giấc ngủ trưa sâu.
Theo nghiên cứu khác từ trường Đại học San Diego bang California, Hoa Kỳ, trí nhớ của người thường dùng thức ăn hay thức uống có chất caffeine sẽ kém hơn nhiều so với những người có giấc ngủ trưa.
b. Giảm stress
Một nghiên cứu ở Nhật Bản kết luận: tạm gác những áp lực trong công việc để tìm đến giấc ngủ ngắn giúp con người trở nên minh mẫn và làm chủ trước áp lực công việc hơn.
Ví dụ thực tế được nêu trong nghiên cứu này: những y tá trực đêm thay phiên nhau để có 2 giấc ngủ ngắn khoảng 15 phút trong ca trực kéo dài 9 tiếng sẽ giảm bớt căng thẳng và áp lực so với những y tá không có chế độ này.
c. Ngủ nhiều giúp giảm cân
ThS. Michael J. Breus - tác giả quyển sách Kế hoạch giảm cân chia sẻ: "Nếu chúng ta thường xuyên mất ngủ hoặc thiếu ngủ, nên cố gắng có những giấc ngủ ngắn và sâu để hoàn thiện chu trình ngủ giúp giảm cân".
Nghiên cứu của trường Đại học Chicago và Stanford đã chứng minh, khi con người ngủ ít, lượng leptin giảm (leptin nói cho chúng biết bộ não đã quá đầy) trong khi lượng ghretin tăng (ghrelin mang đến sự thèm ăn). Điều đó nghĩa là con người sẽ cảm thấy đói và nghĩ nhiều đến thức ăn hơn so với người ngủ nhiều.
Xàm Xí Đú t/h.
0 nhận xét: